A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

TP. Buôn Ma Thuột: Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao

08:16 | 23/02/2019

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã mạnh dạn phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, hình thành các mô hình chuỗi khép kín...

...và chuỗi liên kết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cũng như hướng đi tất yếu của nền kinh tế.

Khoảng 10 năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi ở xã Hòa Thuận phát triển khá mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Trong đó, phải kể đến các mô hình chăn nuôi heo và gà theo hình thức liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Được biết, hiện nay toàn xã có 42 trang trại chăn nuôi (gồm 28 trang trại heo, 12 trại gà thịt và 2 trại gà lấy trứng). Để thực hiện việc liên kết chăn nuôi, các hộ dân phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công lao động; phía Công ty đầu tư con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm.

Theo các hộ chăn nuôi, để tham gia mô hình này họ phải bỏ ra ít nhất từ 500 triệu đồng đến khoảng 2 tỷ đồng (tùy theo quy mô, diện tích chăn nuôi). Dù số tiền bỏ ra khá lớn, nhưng mô hình chăn nuôi này là một cách kinh doanh an toàn đối với người dân, bởi nếu xảy ra dịch bệnh, vật nuôi chết thì Công ty sẽ chịu toàn bộ chi phí. Ngoài ra, người dân không phải lo việc tiêu thụ sản phẩm nên hoàn toàn yên tâm để chăm sóc vật nuôi.

Theo chị Thân Thiều Lệ Quyên, cán bộ nông nghiệp xã Hòa Thuận, đến nay tất cả các trang trại chăn nuôi ở địa phương đều di dời vào khu quy hoạch chăn nuôi với tổng diện tích 200 ha thuộc địa bàn 8 thôn của xã và thực hiện liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Các trang trại này đều được xây dựng theo quy trình bảo đảm vệ sinh môi trường, chế độ dinh dưỡng và nhiệt độ hợp lý nên vật nuôi phát triển tốt, tạo sự chuyển biến tích cực và bước đột phá cho ngành chăn nuôi trên địa bàn.

Hội viên phụ nữ xã Hòa Thuận tham quan mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học.

Là một trong những hộ dân thực hiện việc liên kết chăn nuôi với Công ty gần 10 năm nay, chị Dương Thị Mỹ Trà hiện có 8 trang trại chăn nuôi heo và gà với số lượng gần 3.000 con heo thịt,15.000 con gà đẻ và 40.000 con gà thịt, đem lại nguồn thu nhập không hề nhỏ. Chia sẻ mô hình chăn nuôi của mình, chị Trà cho biết: “Mỗi trang trại tôi phải đầu tư gần 2 tỷ đồng từ mặt bằng đến hệ thống khép kín gồm khu nhà điều hành, kho chứa thức ăn, nhà sát trùng, bể nước..., đặc biệt là hệ thống làm mát vì nhiệt độ trong chuồng được điều chỉnh theo tháng tuổi của vật nuôi. Dù số lượng đàn lớn nhưng do áp dụng công nghệ vào chăn nuôi nên tôi chỉ thuê thêm 4 lao động để điều hành máy móc, vận chuyển thức ăn…”.

Theo ông Huỳnh Thanh Tuấn, Giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tại Đắk Lắk, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 200 trang trại chăn nuôi theo chuỗi liên kết với Công ty; trong đó TP. Buôn Ma Thuột chiếm khoảng 40% số trang trại, tập trung ở các xã Hòa Thuận, Hòa Thắng và Ea Tu. Mô hình này đã từng bước xóa bỏ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang quy mô trang trại theo hướng công nghiệp và an toàn sinh học.

Một mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi là mô hình nuôi heo thịt và heo nái của anh Nguyễn Hữu Hoàng Dương (xã Hòa Khánh) theo quy trình công nghệ của Nhật Bản. Cụ thể, công nghệ chăn nuôi này hoàn toàn sử dụng thức ăn lên men từ cám Fukoku với thành phần gồm bột bắp, bột đậu nành, cám gạo, bột cá, bột đại mạch được làm ẩm và ủ cùng men vi sinh trong 25 ngày. Cùng với nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa thì mô hình này đòi hỏi người chăn nuôi tuân thủ đúng quy trình về lượng thức ăn, bữa ăn và theo dõi sát từng bữa ăn của vật nuôi để điều chỉnh đã giúp đàn heo sinh trưởng khỏe mạnh, lớn nhanh, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc kháng sinh. Được biết, hiện nay trang trại của anh Dương có gần 1.000 con heo thịt và 60 heo nái.

Mô hình nuôi heo công nghệ Nhật Bản của anh Nguyễn Hữu Hoàng Dương (xã Hòa Khánh)

Cùng với các mô hình được chuyển giao và nhân rộng như sử dụng đệm lót sinh học, thụ tinh nhân tạo cho bò thì nhiều hộ đã mạnh dạn đưa vào chăn nuôi các giống vật có hiệu quả kinh tế cao như dê thâm canh, thỏ New Zealand, heo rừng, gà Ai Cập, ếch Thái Lan, bồ câu Pháp, bò lai Sind…, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi.

Theo phòng Kinh tế TP. Buôn Ma Thuột, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đang phát triển ổn định. Các hộ chăn nuôi đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Theo đó, TP. Buôn Ma Thuột phấn đấu đến năm 2020 duy trì ổn định đàn heo hơn 110.000 con và đàn gà 1.200.000 con với phương thức chăn nuôi an toàn; số lượng heo nuôi trang trại chiếm 80% so với tổng đàn heo; số hộ cá nhân, trang trại, doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đạt 80%. Đặc biệt, khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị gia tăng; chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại, nông hộ theo hình thức công nghiệp và công nghệ cao; phát triển quy mô phù hợp điều kiện thành phố, quản lý và xử lý môi trường hiệu quả…

Thúy Hồng

 

    nguồn: (Báo Đắk Lắk Điện tử)

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ