A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông dân lo lắng khi giá lúa giảm mạnh

13:50 | 09/04/2019

Nông dân huyện Ea Súp đang bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân 2019, một vụ mùa chủ lực trong năm; tuy nhiên, giá lúa đang xuống thấp khiến nhiều người trồng lúa hết sức lo lắng trước nguy cơ thất thu.

Vụ đông xuân năm hay, huyện Ea Súp gieo trồng trên 5.397 ha lúa, tập trung chủ yếu tại các xã Ea Bung 1.007 ha, Ea Lê 1.015 ha, Ya Tờ Mốt 1.200 ha, Ea Rốk 1.100 ha… Các giống lúa được trồng đều là giống cho năng suất, chất lượng cao như: RVT, OM 5451, OM 6976, Đài thơm 8. Ngay từ đầu vụ, UBND huyện Ea Súp đã chỉ đạo các ban, ngành bảo đảm nguồn nước tưới từ công trình thủy lợi hồ Ea Súp Thượng điều tiết liên tục qua hệ thống kênh chính đông và kênh chính tây nên nguồn nước tưới tiêu cho lúa luôn được bảo đảm. Bên cạnh đó, huyện còn hỗ trợ người dân tiến hành các biện pháp thâm canh, tăng vụ, sử dụng nhiều giống lúa mới, cho năng suất cao, sử dụng thuốc hợp lý trong việc phòng trừ sâu bệnh. Nhờ vậy, năm nay hầu hết các cánh đồng đều được mùa, năng suất trung bình đạt từ 6 - 8 tạ/sào, có nhiều diện tích đạt 9 tạ - 1 tấn/sào, cao hơn hẳn so với thời điểm cùng kỳ.

Người dân chở lúa trở về do thương lái không thu mua.

Tuy nhiên, giá thu mua lúa hiện đang ở mức thấp kỷ lục, chỉ từ 4.900 - 5.200 đồng/kg, giảm hơn 1.000 đồng/kg so với thời điểm cùng kỳ. Giá lúa đang giảm theo ngày, thậm chí là theo buổi khiến nông dân hết sức lo lắng. Chị Nguyễn Thị Tính (thôn 9, xã Ea Bung) như "ngồi trên đống lửa” khi hơn 10 tấn lúa đã phơi khô nhưng thương lái không thu mua. Với mức giá giảm như vậy, mỗi héc-ta lúa, gia đình chị mất khoảng 8 triệu đồng. Cùng tâm trạng như chị Tính, gia đình chị Trần Thị Nhi (buôn A1, thị trấn Ea Súp) cũng vô cùng lo lắng với giá lúa như hiện nay. 3 ha lúa của gia đình chị đã đến ngày thu hoạch nhưng thương lái cũng không mua nên vẫn phải chờ. Chị Nhi cho biết, 3 tuần trước thương lái đã ra giá lúa 5.500 đồng/kg và đặt cọc để thu mua, nhưng giờ lại nói nếu bán 4.900 đồng/kg thì mới mua, còn không thì bỏ tiền cọc. "Giá này thì làm sao có lãi chứ. Muốn giữ lại để chờ giá lên cũng khó vì toàn bộ phân, thuốc đều mua thiếu phải tính lãi. Tới đây còn phải trả tiền công máy gặt đập liên hợp nữa, gia đình tôi đang phân vân không biết nên xuất bán hay để lại” – chị Nhi lo lắng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài việc phụ thuộc vào giống, chất lượng, giá lúa còn có sự chênh lệch ở những khu vực khác nhau. Các địa phương gần những nhà máy xay xát hay gần các đại lý được thu mua trực tiếp thường có giá nhỉnh hơn so với những vùng xa. Mặt khác, nhiều nông hộ không có điều kiện, phải vay tiền của thương lái để đầu tư vào sản xuất nên khi thu hoạch, dù có bị ép giá, bà con cũng đành cân cho thương lái chứ không thể bán cho người khác.

Gia đình chị Nguyễn Thị Tính (thôn 9, xã Ea Bung) vẫn chưa thể xuất bán lúa.

Theo các thương lái, nguyên nhân dẫn tới việc giá lúa giảm liên tục như hiện nay là do việc xuất khẩu lúa qua các thị trường khác đang biến động; giao thông khó khăn, chi phí đi đường, chi phí bốc vác cũng tăng nên họ phải giảm giá mua để bù vào các khoản đã chi.

Trang Vũ

    nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ