A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Khi người trẻ bỏ phố về quê cải tạo vườn đồi

08:18 | 09/05/2019

Ở vùng “chảo lửa, túi mưa” Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh), nhiều thanh niên bỏ xứ ra đi những mong thay đổi số phận.

Sau chuỗi ngày bôn ba, nhận thấy nơi mình sinh ra có cơ hội khẳng định bản thân hơn, nhiều thanh niên ở làng Địa Lợi (thôn 5 và 6) xã Hương Thủy lại trở về quê nhà gây dựng cơ nghiệp.

Anh Phan Xuân Phương sở hữu trang trại cây ăn quả có giá trị cao.

Từ làng “3 không”

Làng Địa Lợi nằm ép mình bên dòng sông Ngàn Sâu, cách đây khoảng 4 thập niên đây là vùng núi hoang vu, vắng bóng người. Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, hưởng ứng chủ trương phát triển kinh tế mới, 34 hộ dân băng rừng, lội suối lên đây lập nghiệp, thành lập đội 14 xã Hương Thủy.

Lúc này, người dân muốn đi lại, giao thương phải “lụy đò” vì chỉ có bến phà Địa Lợi và 1 con đò ngang. Cả làng phải sống trong cảnh “3 không”: Không đường, không điện, không nước. Không chịu được cảnh sống này, từ 34 hộ dân đến năm 1985, đội 14 chỉ còn lại 15 hộ. 

Mãi đến năm 2000, để vượt qua khó khăn, các hộ dân nơi đây chắt chiu từng đồng, bán bò, lợn, vay ngân hàng cùng nhau góp tiền kéo điện về dùng. Trận lũ lịch sử năm 2010 đã cuốn phăng đường điện của các hộ dân. Nhiều năm liền sau đó, người dân phải chịu cảnh “kẻ sáng, người tối” vì chỉ cách 1 con sông, phía bên kia ánh điện luôn sáng ngời còn bên này vẫn tối tăm, mù mịt. 

Mặc dù người dân làng Địa Lợi lúc này không phải qua sông, qua đò nữa nhưng con đường dẫn về làng vẫn gập ghềnh khó đi. Ngày nắng xe máy có thể đi qua nhưng ngày mưa chỉ có thể lội bộ. Người dân vẫn phải dùng dòng điện chập chờn, khi tắt, khi đỏ.

Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng những thanh niên ở vùng đất khó này có nhiều người đã rời xa quê hương để đến vùng đô hội mưu sinh, nhưng sau đó lại quay về quê hương gây dựng lại cơ nghiệp. Phan Văn Chung, sinh năm 1986, học xong phổ thông, Chung sở hữu trong tay nghề hàn và quyết vào Nam lập nghiệp. Sau ít năm bôn ba, lấy vợ rồi Chung chợt nhận ra nếu cứ sống như thế này biết bao giờ mới khấm khá. Năm 2014, hai vợ chồng Chung bàn bạc, quyết định về quê làm lại từ đầu.

Những mùa quả ngọt

Trở về làng Địa Lợi, Chung cùng bố mẹ cải tạo đồi hoang, vườn sắn, vườn keo để trồng cam, bưởi. Khoảng 1 năm sau, tin tưởng ở con trai, bố mẹ Chung đã sang tên 1 ha đất cho Chung tự lập. Sau 3 năm cải tạo, vườn cây ăn quả rộng 1 ha của chàng trai 8X đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Hiện tại, vườn cây ăn quả của Chung có khoảng 100 gốc cam chanh (trong đó 50% đã cho thu hoạch), 170 gốc bưởi Phúc Trạch (thu hoạch từ năm ngoái). Ngoài ra, Chung còn có trang trại chăn nuôi gà giống gà thịt với hơn 700 con trở thành mô hình điểm của Huyện Đoàn Hương Khê. Từ hộ cận nghèo, năm 2017 gia đình Chung đã vươn lên thoát nghèo.

“Phải mất 3 năm gây dựng, vườn cây ăn quả của tôi mới cho thu nhập. Bây giờ cả cam, bưởi và gà, mỗi năm vợ chồng tôi thu về được khoảng 150 triệu đồng. Khi 100% gốc cam, bưởi thu hoạch được thì thu nhập của gia đình tôi chắc sẽ cao hơn nữa”- thanh niên 8X chia sẻ.

Cũng thuộc thế hệ 8X, trước khi quyết định về làng Địa Lợi trồng cây ăn quả, anh Phan Xuân Phương (sinh năm 1981) đã bôn ba khắp nơi, làm đủ nghề để kiếm sống. Làm thuê được đồng nào, tiêu đồng đó, nên anh đã về quê, nhận đất của cha ông để lại trồng cây ăn quả. 

Trang trại của anh Phương giáp với trang trại của Chung, rộng 1,5 ha. Trong đó có đến 200 gốc cam chanh và cam bù, 150 gốc bưởi cùng nhiều con trâu, bò. Năm 2012, anh Phương mới bắt đầu cải tạo vườn đồi hoang hóa để trồng xây ăn quả. “Trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi dư giả được khoảng 100-150 triệu đồng. Nếu so với nghề lái xe trước đây thì làm trang trại vừa không áp lực, lại vừa cho thu nhập cao hơn rất nhiều”- anh Phương phấn khởi nói.

Ở làng Địa Lợi không chỉ có anh Chung, anh Phương mà có tới gần 20 thanh niên thuộc thế hệ 8X, 9X sở hữu trang trại cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Trong đó, có nhiều trên dưới chục người rời phố về quê lập thân, lập nghiệp. 

Những thanh niên nơi đây đang có ý định lập thành một câu lạc bộ “Thanh niên lập nghiệp” để bổ trợ cho nhau trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, tận dụng các chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phát triển kinh tế. Đặc biệt là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm từ trang trại của những thanh niên trong làng. 

Chủ tịch UBND xã Hương Thủy Nguyễn Ngọc Thọ cho biết: Khó khăn nhất ở thôn 5 và 6 xã Hương Thủy hiện nay đó là đường giao thông. Cách đây vài năm, dân chưa có đường để đi mà muốn giao thương phải qua đò. Mới đây, xã đã được đầu tư cây cầu và hiện đang xin chủ trương làm đường cho người dân làng Địa Lợi. Còn về điện, dự án điện lưới nông thôn J2 đã triển khai, chỉ thời gian ngắn nữa thôi, người dân làng Địa Lợi sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia.  

Hạnh Nguyên

    nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ