A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cứu ngành chăn nuôi trước 'bão dịch'

10:14 | 12/07/2019

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 62 tỉnh, thành phố. Đến thời điểm này, duy nhất chỉ có tỉnh Ninh Thuận chưa xuất hiện dịch. Thiệt hại mà dịch tả lợn châu Phi gây ra đã lên đến 3.600 tỷ đồng.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống DTLCP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 11/7 tại Hà Nội.

Thiệt hại lên đến 3.600 tỷ đồng

Báo cáo của Bộ NPTNT cho biết, tính đến thời điểm này, DTLCP đã lây lan ra 62 tỉnh, thành với tổng số lợn phải tiêu hủy tới hơn 3,3 triệu con. Trong đó có 116 xã thuộc 73 huyện của 23 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh. Cả nước chỉ còn duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa xuất hiện dịch bệnh. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, diễn biến DTLCP vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính đến nay, chưa có loại dịch nào gây ra tác hại lớn, khó khăn trong quá trình ứng phó như DTLCP. Ông cũng thừa nhận, công tác ứng phó với dịch thời gian qua vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Có tỉnh ngân sách dự phòng không thể đáp ứng được một phần cho công tác hỗ trợ tiêu hủy. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT, thiệt hại do DTLCP gây ra đã lên đến 3.600 tỷ đồng. Gánh nặng về kinh phí hỗ trợ tiêu hủy là rất lớn.

Nêu lên những biện pháp nhằm giảm thiểu khó khăn trong “bão dịch”, đại diện tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các cơ sở giết mổ tập trung bởi bệnh tật từ đó mà ra. Cụ thể, ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần phải thay đổi lại tập quán chăn nuôi, bởi DTLCP xảy ra chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Do đó, cần phải giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ sang chăn nuôi tập trung. Bên cạnh đó, cần ưu tiên đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung, bởi hiện nay phần lớn vẫn là các cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, đại diện tỉnh Nam Định đề nghị Bộ cần có hướng dẫn về chuyển đổi chăn nuôi hữu cơ. “Sau đợt dịch này cần điều chỉnh lại chính sách hỗ trợ theo hướng chỉ hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi an toàn sinh học, không hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi không kiểm soát khi dịch bệnh xảy ra. Có như vậy mới khích lệ được các hộ chăn nuôi chủ động chăn nuôi an toàn sinh học” – đại diện tỉnh Nam Định đề xuất.

Tại Hội nghị, các địa phương đều nhấn mạnh việc sẽ không tái đàn để tránh nguy cơ dịch bùng phát trở lại những nơi đã hết dịch. Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại, do các hộ vẫn chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, và đây là sinh kế của bà con nông dân nên rất khó không cho tái đàn.

Vừa chống vừa xây

Mặc dù DTLCP vẫn diễn biến phức tạp song, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, không nên quá sợ hãi trước diễn biến DTLCP nếu được tổ chức phòng chống bài bản. Trong đó, vũ khí duy nhất phòng dịch vẫn đang là chăn nuôi an toàn sinh học, lấy phòng bệnh là chính. Bằng chứng đa số hộ chăn nuôi lớn, áp dụng quy trình an toàn sinh học hầu hết không bị DTLCP tấn công.

Bộ trưởng lưu ý: Nguyên tắc trong phòng, chống DTLCP hiện nay vẫn là “vừa chống vừa xây”, vừa ngăn chặn dập dịch, vừa phải đảm bảo cho chăn nuôi nói chung, trong đó có chăn nuôi lợn, nhất là đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho các tháng cuối năm 2019 lẫn dài hạn. Bên cạnh chăn nuôi an toàn sinh học, phải áp dụng đồng bộ các giải pháp ứng phó với dịch, gồm cả nghiên cứu sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh… Bộ trưởng cho biết, việc tổ chức nghiên cứu sản xuất vaccine đang thu được những kết quả bước đầu khả quan.

Một trong những vấn đề được đặt ra đó là lo ngại về nguồn cung thực phẩm từ nay đến cuối năm. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, nếu không thực hiện các biện pháp tổ chức chỉ đạo sản xuất tốt, cuối năm nay sẽ xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn. Do đó, ngay từ đầu năm, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã có giải pháp cùng với các địa phương tập trung phát triển những nhóm thực phẩm khác để bù đắp lại.

Theo Bộ trưởng, riêng 6 tháng đầu năm, nhóm gia cầm đã tăng 7,2%. Đối với nhóm đại gia súc sẽ phải thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất. Đây chính là nguồn thực phẩm tốt để bù đắp lại lượng thịt lợn bị thiếu hụt. Cuối cùng là đẩy mạnh phát triển nhóm thuỷ sản. Đây chính là ba nhóm thực phẩm sẽ bù lại sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn. Tuy nhiên, ông Cường cũng lưu ý, khi phát triển 3 nhóm thực phẩm này phải hết sức chú ý 3 nguyên tắc: Một là phải tổ chức xây dựng chuỗi an toàn, không để xảy ra dịch bệnh. Thứ hai là đảm bảo cân đối cung cầu, tránh tình trạng phát triển ồ ạt không kiểm soát, thừa sản phẩm. Cuối cùng là phải tạo sinh kế cho người bị thiệt hại chăn nuôi lợn để có việc làm mới.

Duy Phương

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ