A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, tập trung tăng đàn lợn

16:45 | 16/10/2019

Dịch tả lợn Châu Phi hiện đã có dấu hiệu đi xuống tại nhiều địa phương. Vì vậy thời gian tới, có thể triển khai việc tăng đàn, tái đàn lợn tại những cơ sở chăn nuôi đảm bảo điều kiện an toàn sinh học (ATSH).

Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại buổi kiểm tra về tình hình chăn nuôi lợn tại một số cơ sở chăn nuôi đảm bảo điều kiện an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sáng ngày 16/10. 

Theo đó, cùng với việc đẩy mạnh các nhóm thực phẩm khác để thay thế nguồn cung thịt lợn, từ nay đến cuối năm, Bộ NN-PTNT sẽ triển khai những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng đàn lợn, đảm bảo nguồn cung thực phẩm nói chung, nhất là không để xẩy ra việc xáo trộn thị trường thực phẩm trong các tháng cuối năm. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra một cơ sở chăn nuôi lợn VietGAHP tại huyện Khoái Châu (Hưng Yên).

Kiểm tra tại một số cơ sở chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên (huyện Khoái Châu) cho thấy, đến nay, dù là tỉnh xẩy ra dịch đầu tiên cả nước, nhưng Hưng Yên cũng đã cơ bản khống chế được dịch. Đặc biệt, các cơ sở chăn nuôi lợn đảm bảo các điều kiện ATSH, lợn đều an toàn, khỏe mạnh. Thậm chí một số cơ sở chăn nuôi đã tái đàn 3-4 tháng qua, nhưng dịch vẫn không bị tái phát. Điều này cho thấy chăn nuôi ATSH vẫn là yêu cầu hàng đầu hiện nay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau 8 tháng bùng phát DTLCP, đến nay, nhiều địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, chứng tỏ dịch đã có dấu hiệu giảm. Đã đến thời điểm này, có thể tập trung triển khai việc tái đàn lợn.

Để phục vụ tái đàn, thời gian qua, chúng ta đã làm tốt một số công tác, một là toàn bộ đàn giống hạt nhân, gồm đàn giống cụ kỵ, ông bà đã cơ bản được bảo vệ nguyên vẹn. Đây là một yếu tố thuận lợi căn bản để phục vụ cho công tác tái đàn lợn trong thời gian tới.

Các cơ sở chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại Hưng Yên vẫn an toàn qua dịch tả lợn Châu Phi.

Bên cạnh đó, các quy mô chăn nuôi lợn trên phạm vi cả nước, từ chăn nuôi quy mô lớn hàng chục vạn con, cho tới quy mô nông trại ở cấp nghìn con/trại triển khai các giải pháp chăn nuôi ATSH nghiêm ngặt thì đến nay đàn lợn vẫn giữ nguyên được đàn lợn. Đây là cơ sở thứ hai để chúng ta có điều kiện tập trung đẩy mạnh việc tăng đàn trong thời gian tới. Đồng thời, thị trường tiêu thụ thịt lợn hiện đang có sức mua tốt.

Kết hợp với việc DTLCP đang có chiều hướng đi xuống, có thể khuyến nghị cho việc tăng đàn. Tuy nhiên, việc tăng đàn, tái đàn vẫn cần phải tuân thủ nguyên tắc chặt chẽ, phải là các cơ sở chăn nuôi đảm bảo ATSH mới tập trung tăng đàn. Nhất là những cơ sở chăn nuôi lớn, có đủ các điều kiện để áp dụng chăn nuôi ATSH thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ có những giải pháp nhằm khuyến khích tăng đàn nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các hộ chăn nuôi quy mô trung bình từ 500-1.000 con/hộ mà đảm bảo được các điều kiện chăn nuôi ATSH, cũng sẽ khuyến khích phát triển đàn lợn.

"Đối với các hộ chăn nuôi quá nhỏ lẻ, gần khu dân cư, không đủ các điều kiện chăn nuôi ATSH thì tuyệt đối chưa vội tăng đàn, tái đàn nhằm không để xẩy ra rủi ro, thiệt hại do dịch có thể tái phát", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo.

LÊ BỀN

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ