A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hiện hữu nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (Kỳ 2)

09:48 | 07/04/2020

Kỳ 2: Nước ngầm không còn là giải pháp

Trong các giải pháp chống hạn mà nhiều địa phương đưa ra như điều tiết nước từ nơi nhiều đến nơi ít; chủ động nâng cao ngưỡng tràn tại các đập dâng, đắp đập tạm để tăng dung tích trữ nước; khơi thông kênh mương và đặt nhiều trạm bơm để hút nước từ thấp lên cao; tiết kiệm tối đa nguồn nước cũng như thực hiện đúng lịch trình bơm tưới theo thứ tự ưu tiên cho từng loại cây trồng… thì việc khuyến khích người dân nỗ lực khoan, đào giếng để tìm nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất, sinh hoạt cũng được xem là biện pháp khả thi nhằm đối phó với tình trạng khô hạn .

Khai thác nước ngầm chống hạn là giải pháp được người dân lựa chọn

Tuy nhiên, đến nay nguồn nước ngầm ở Đắk Lắk không còn là “cứu cánh” nữa, bởi thực tế cho thấy nguồn tài nguyên này đã suy giảm nhanh chóng và đáng lo ngại. Theo số liệu từ Phòng Tài nguyên nước - Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Sở Tài nguyên - Môi trường), việc khai thác nước ngầm ở đây đã vượt mức an toàn, từ 4 – 4,2 triệu m3/ngày đêm lên hơn 6 triệu m3/ngày đêm trong những mùa khô gần đây. Tình trạng này dẫn đến hệ quả tất yếu là mực nước ngầm trên địa bàn tỉnh trong những năm qua không ngừng sụt giảm. Theo báo cáo Điều tra tài nguyên nước năm 2016 của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trữ lượng nước ngầm khu vực Tây Nguyên dao động từ 11,6 tỷ - 14,3 tỷ m3 (tùy năm mưa ít, hay nhiều), trong đó Đắk Lắk có hơn 7 tỷ m3, giảm gần một nửa so với trước. Năm 2016, Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp với Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia đã có cuộc khảo sát, đánh giá và lập Quy hoạch tài nguyên nước Đắk Lắk trình UBND tỉnh phê duyệt cũng đã cho thấy sự cạn kiệt đó là vấn đề đáng quan tâm - vì con số hơn 7 tỷ m3 nước ngầm có sẵn sẽ tiếp tục sụt giảm nếu không có biện pháp quản lý và bảo vệ hữu hiệu - và đến lúc ấy chắc chắn lượng cung (nước ngầm) sẽ không đáp ứng được so với lượng cầu trong hoạt động sản xuất, phát triển nền nông nghiệp Đắk Lắk.

 “Tốc độ phát triển của nền sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu nước tưới tăng cao. Nếu không kiểm soát được nguồn nước tưới, đặc biệt là nước ngầm sẽ là một trong thách thức đặt ra trong mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương” - (Báo cáo tham vấn Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội và Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên năm 2016)

Ngày 16-8-2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 6451/QĐ-UBND về lập danh mục, hành lang quản lý, bảo vệ nguồn nước trên địa bàn, trong đó các quy định về việc khai thác, sử dụng nước ngầm đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được siết chặt hơn. Tuy nhiên, theo Phòng Tài nguyên nước - Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Sở Tài nguyên - Môi trường), trên thực tế hiện nay tình trạng khai thác nước ngầm vẫn còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát khiến nguồn tài nguyên quý giá này tiếp tục cạn kiệt. Thêm nữa, theo ông Trần Văn Sỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, do nhiều yếu tố (khách quan cũng như chủ quan) tác động như lượng mưa hằng năm có xu hướng ít đi và mùa khô kéo dài; suy giảm tài nguyên đất, rừng vì mục đích quy hoạch trồng cây công nghiệp và nhiều dự án nông - lâm nghiệp khác đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh đã làm cho mực nước ngầm sụt giảm 4 - 6 m trong vài năm gần đây. Ví như một số vùng ở huyện Krông Pắc, Lắk, Krông Búk, Cư M’gar và phía Đông TP. Buôn Ma Thuột… mực nước ngầm tiềm năng không còn nhiều như trước - từ vài triệu mét khối/ngày đêm vào những năm 2000 - 2010, thì nay con số này còn chưa đầy 400.000 m3.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện M'Đrắk Nguyễn Thế Thập (bìa phải) kiểm tra diện tích lúa bị thiếu nước tại cánh đồng xã Cư M'ta

Đã đến lúc chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt và chủ động hơn trong việc quy hoạch, khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên nước, nhất là nước ngầm đang trở nên khan hiếm như hiện nay mới có thể bảo đảm cho việc phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, bền vững trong tương lai. Nếu không, sự mất cân bằng sinh thái và ngày càng bộc lộ nhiều yếu tố không bền vững trong việc tìm kiếm, sử dụng nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk càng trở nên khó khăn và gay gắt thêm.

     (Còn nữa)

Đình Đối

Bài viết gốc: http://baodaklak.vn/channel/3483/202004/hien-huu-nguy-co-thieu-nuoc-phuc-vu-san-xuat-nong-nghiep-ky-2-5676926/

    nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ