A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Quản lý ốc bươu vàng để bảo vệ lúa non

15:21 | 23/10/2020

Ốc bươu vàng là loài động vật hại có tính phổ biến đối với lúa non ở trên đồng. Vì vậy, cần có giải pháp quản lý hiệu quả để bảo vệ mùa màng.

Ốc bươu vàng không chỉ ở dưới nước mà còn sống được cả trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Ảnh: Hoàng Vũ.

Theo dự báo gần đây nhất của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có hơn 4.000 ha diện tích lúa bị ốc bươu vàng gây hại, mật số phổ biến là  2 – 5 con/m2, có nơi cao hơn. 

Ốc bươu vàng không chỉ ở dưới nước mà còn sống được cả trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Thế nên, dù cho điều kiện khô hạn có diễn ra trong nhiều tháng thì chúng vẫn duy trì được sự sống bằng cách đóng nắp và vùi sâu trong đất để ngủ nghỉ, đợi đến thời gian thích hợp thì tiếp tục gây hại. Cụ thể, khi gặp nước chúng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường chỉ trong một đêm. Ngoài ra, chúng còn sống được trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở.

Ốc bươu vàng có vỏ dạng hình cầu, không bóng, màu thay đổi từ vàng đến nâu. Tùy theo điều kiện sinh sống mà chúng có thể sống đến 3 năm hoặc 6 năm, tuổi thọ của ốc bươu vàng với 3 pha phát triển: trứng, ốc non và ốc trưởng thành. Chúng sinh sản rất sớm và rất nhiều, cụ thể là chỉ từ 2 - 3 tháng tuổi là ốc cái đã bắt đầu sinh sản sau 10 đến 18 giờ bắt cặp và đẻ trứng vào khoảng 1 - 2 ngày sau đó..

Ốc thường đẻ trứng vào lúc chiều tối đến đêm và nhiều nhất vào ban đêm thành từng ổ. Theo ước tính từ các chuyên gia thì chỉ trong một tháng sinh sản mỗi cá thể ốc cái sẽ cho ra đời hơn 1.000 trứng, rồi từ 7 – 15 ngày tiếp theo trứng sẽ nở ra và bắt đầu vòng đời, trung bình khoảng 60 ngày. Ổ trứng ốc bươu vàng có hình trái xoan, khi mới đẻ trứng có màu hồng đậm và chuyển màu hồng nhạt khi sắp nở. 

Bên cạnh việc đẻ giỏi thì ốc còn ăn nhiều, ăn khỏe và là loài phàm ăn, một số nghiên cứu tại nước ta cho biết rằng ốc bươu vàng ăn khoảng 20 loài thực vật. Chúng ăn liên tục cả ngày lẫn đêm bằng cách cắn ngang thân. Giai đoạn lúa non (từ đầu đến 30 ngày sau sạ) là lúc ốc tấn công mạnh. Không những vậy, khi cắn ngang thân rồi thì chúng còn tiết ra loại chất nhờn bám vào vết cắn, khiến cây lúa không thể tiếp tục sinh trưởng. 

Thời gian gần đây, bà con có thể thấy được tầng suất xuất hiện của các cơn mưa khá nhiều, đây cũng là một trong những điều kiện tối ưu để ốc sinh sôi. Tuy sinh sản mạnh, lớn nhanh nhưng khả năng di chuyển của ốc là khá chậm, thường thì chỉ nổi lờ đờ trên mặt nước rồi tự chìm xuống và dòng nước là tác nhân chính thúc đẩy sự lây lan.

Để quản lý tốt ốc bươu vàng nhằm bảo vệ cây lúa thì ngay từ khi kết thúc mùa vụ, bà con có thể thả vịt vào ruộng để ăn ốc non và trứng ốc hoặc thu lượm ốc trưởng thành để làm thức ăn cho cá. Ảnh: Hoàng Vũ.

Để quản lý tốt ốc bươu vàng nhằm bảo vệ cây lúa thì ngay từ khi kết thúc mùa vụ, bà con có thể thả vịt vào ruộng để ăn ốc non và trứng ốc hoặc thu lượm ốc trưởng thành để làm thức ăn cho cá. Nên làm đất kỹ, bằng phẳng nhằm tránh chỗ trũng nước và sử dụng giống tốt có tỷ lệ nẩy mầm cao. Thỉnh thoảng nên rút nước ra khỏi ruộng và giữ mực nước thấp 2 - 3 cm để hạn chế ốc di chuyển cũng như giảm khả năng cắn phá.

HOÀNG VŨ - THANH TUYỀN

Bài viết gốc: https://nongnghiep.vn/quan-ly-oc-buou-vang-de-bao-ve-lua-non-d275843.html

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ