A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông dân Buôn Hồ cùng "bắt tay" phát triển sản xuất

16:05 | 09/04/2021

Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã tập hợp, liên kết phát triển sản xuất, chăn nuôi thông qua việc tham gia vào các tổ hợp tác,....

....hợp tác xã (HTX) để góp phần tăng năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập.

Với sự hỗ trợ của chính quyền phường Thiện An, năm 2020 Tổ hợp tác cây có múi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ra đời với sự tham gia của 4 hội viên chuyên trồng các loại cây ăn trái có múi như bưởi, cam và quýt trên tổng diện tích hơn 3 ha. Từ khi tham gia vào tổ hợp tác, chất lượng sản phẩm các loại cây trồng được nâng lên nhờ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và áp dụng quy trình chăm sóc nghiêm ngặt; hơn thế nữa, đầu ra sản phẩm cũng ổn định khi thương lái đến tận vườn thu mua với giá cao hơn so với các vườn cây ăn trái khác.

Đơn cử như hộ anh Nguyễn Đình Minh, năm 2015 vợ chồng anh bắt đầu trồng bưởi xen trong vườn cà phê; thấy lợi nhuận từ việc trồng bưởi mang lại cao và ổn định hơn cây cà phê nên anh chị đã dần mở rộng diện tích trồng bưởi và cây ăn trái khác như cam, quýt lên trên 0,5 ha. Tuy nhiên, do việc trồng và chăm sóc chủ yếu theo phương pháp truyền thống nên chất lượng không cao, đầu ra cũng không ổn định; do đó gia đình đã tham gia vào tổ hợp tác và được hỗ trợ đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây, vườn bưởi của gia đình anh phát triển tốt, cho thu hoạch quanh năm. Đặc biệt, nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm đầu ra có giá thành cao hơn và được thương lái thu mua tận vườn.

Các thành viên trong HTX Trái cây Tây Buôn Hồ trao đổi kinh nghiệm sản xuất

Theo bà Chu Thị Dần (Tổ trưởng tổ hợp tác), hiện nay trên địa bàn phường Thiện An nhiều hộ dân đã và đang phát triển mô hình kinh tế từ vườn cây ăn trái có múi. Khi tham gia tổ hợp tác, các thành viên  không phải lo lắng đến vấn đề đầu ra, nhiều lúc không có đủ số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thực tế hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về các sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm cây ăn quả nói riêng đặt ra yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Chính việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo những nguyên tắc về môi trường an toàn, không chứa các tác nhân gây bệnh do nhiễm sinh học, hóa chất tồn dư trong sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe nên thời gian qua, sản phẩm của các thành viên trong tổ hợp tác luôn được người tiêu dùng lựa chọn.

Tương tự, ở xã Ea Siên, người dân cũng đã liên kết xây dựng các tổ hợp tác và HTX để hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi như: Tổ hợp tác chăn nuôi dê, Tổ hợp tác cà phê bột 7G, Tổ hợp tác thu mua trái cây, Tổ hợp tác đổi công và HTX nông nghiệp, HTX nuôi gà thả vườn Minh Hạnh…

Vườn bưởi của gia đình anh Nguyễn Đình Minh (phường Thiện An) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

HTX nuôi gà thả vườn Minh Hạnh gồm 9 thành viên thực hiện chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, quy mô từ hàng trăm đến hàng nghìn con/lứa và theo hình thức gối đầu để bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Thông qua việc tận dụng lợi thế đất đai, vườn đồi để phát triển sản xuất, các thành viên trong HTX đã tiến hành đầu tư xây dựng chuồng trại theo kiểu bán chăn thả; trong đó, khu vực chuồng trại sử dụng thêm đệm lót sinh học để hạn chế khâu dọn phân, giảm thiểu khí amoniac, nhờ vậy gà ít bệnh, sinh trưởng tốt. Được biết, khi tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 100% chi phí con giống, 50% chi phí thức ăn. Hiện nay, HTX cung ứng gà thịt cho nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ gia chánh, quán ăn, hộ gia đình trong và ngoài địa bàn thị xã. Cùng với đó, HTX cũng chủ động tìm nguồn con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi có chất lượng với mức giá cạnh tranh giúp các hộ chăn nuôi giảm chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.

Cùng với sự tích cực của các nông hộ, các cấp, ngành trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã hỗ trợ nông dân xây dựng nhiều mô hình phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, vận động, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, xây dựng bao bì, nhãn mác sản phẩm, đăng ký thương hiệu.

Trên địa bàn thị xã hiện có 5 HTX, 15 tổ hợp tác, 10 chi hội nghề nghiệp và 4 tổ hội nghề nghiệp. Qua đây, các hội viên nông dân đã tương trợ nhau trong sản xuất; khắc phục một số hạn chế của kinh tế hộ gia đình như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; tăng sức cạnh tranh trên thị trường…

Thúy Hồng

Bài viết gốc: http://baodaklak.vn/channel/3483/202103/nong-dan-buon-ho-cung-bat-tay-phat-trien-san-xuat-5729495/

    Nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ