A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông sản Đắk Mil ế ẩm vì Covid-19

10:56 | 09/06/2021

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nên các mặt hàng nông sản ở Đắk Mil (Đắk Nông) trở nên ế ẩm, khó tiêu thụ hơn so với trước đây.

Dọc quốc lộ 14 đoạn qua xã Đức Mạnh (Đắk Mil) có 6 cửa hàng lớn chuyên buôn bán trái cây, nông sản. Các cửa hàng này thường xuyên trưng bày một lượng lớn hàng hóa như bơ, sầu riêng, mít, xoài...

Phần lớn các cửa hàng buôn bán trái cây đều rơi vào tình trạng không có khách đến mua

Hàng nhiều, nhưng khách đến mua rất ít, thậm chí là không có. Chủ cửa hàng cũng vì thế mà lơ là việc kinh doanh, buôn bán. Đến nỗi, khi chúng tôi vào tham quan các mặt hàng đang được bày tại một cửa hàng ở đây, nhưng không gian vắng lặng, không có ai trông coi.

Chúng tôi phải gọi liên tục một lúc, chủ cửa hàng là chị Lê Thị Thủy mới lật đật từ phía sau nhà bước ra. Chị Thủy cho biết, dịp này việc buôn bán ế ẩm, cả ngày chỉ được vài khách vào hỏi mua hàng. Do đó, chị đã tranh thủ dọn dẹp, chăm sóc cây trồng ngoài vườn.

Theo chị Thủy, các mặt hàng của gia đình chị thường kinh doanh bao gồm: Sầu riêng, bơ, xoài, khoai lang… Đây đều là những mặt hàng do người dân trong vùng và của gia đình chị sản xuất.

Những năm trước, cửa hàng của chị luôn tấp nập khách mua hàng. Có những ngày chị tiêu thụ hàng tấn hoa quả các loại mang lại nguồn thu nhập tương đối khá.

Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các chuyến xe du lịch, xe khách lưu thông trên quốc lộ 14 giảm mạnh. Việc buôn bán của cửa hàng trở nên khó khăn hơn, nhất là trái cây mua về không tiêu thụ được. "Có ngày mở cửa 24/24 giờ, nhưng chẳng thấy khách nào vào mua hàng”, chị Thủy buồn bã cho biết.

Trên tuyến quốc lộ 14 đoạn qua huyện Đắk Mil có nhiều cửa hàng buôn bán nông sản với đa dạng chủng loại. Nhiều loại trái cây, mặt hàng nông sản được trưng bày đẹp mắt, phủ đầy các sạp hàng để phục vụ khách qua đường.

Thế nhưng, thời gian gần đây, hầu hết các cửa hàng đều rơi vào tình trạng ế ẩm, không có đầu ra. Tình cảnh này khiến một số gia đình phải đóng cửa hàng, tìm công việc khác để có thu nhập.

Theo UBND huyện Đắk Mil, hiện nay, trên địa bàn huyện có 2.600 ha cây ăn trái, chủ yếu là sầu riêng, bơ, xoài, mít... Những năm gần đây, nhằm hướng đến việc sản xuất bền vững, nhiều hộ dân đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học, canh tác theo hướng hữu cơ, VietGAP.

Chất lượng các mặt hàng nông sản của huyện cũng vì thế được cải thiện, nâng cao. Khâu tiêu thụ nông sản cũng được diễn ra suôn sẻ, kể cả bán lẻ và xuất khẩu.

Đặc biệt, người dân một số xã như Đức Mạnh, Đắk N'drót, Đắk Gằn, Đắk R'la... đã hình thành được "kênh" tiêu thụ nông sản dọc quốc lộ 14. Họ lập nên những cửa hàng kinh doanh nông sản hai bên đường để phục vụ khách vãng lai. Dù quy mô kinh doanh ở đây không lớn, nhưng lượng hàng hóa tiêu thụ lại khá cao, tạo nguồn thu nhập cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nên sức tiêu thụ nông sản qua "kênh" này đã giảm mạnh, giá cả cũng giảm sâu.

Theo ông Lê Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil, các mặt hàng trái cây của địa phương đang gặp khó về đầu ra và giá cả giảm mạnh. Trên địa bàn huyện đang tồn đọng một lượng lớn hàng nông sản, nhất là sản phẩm xoài.

Huyện Đắk Mil đã báo cáo với UBND tỉnh về vấn đề này. Đồng thời, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân địa phương.

Tiếp xúc với phóng viên Báo Đắk Nông, nhiều bà con nông dân cho biết, tình hình hiện nay là khó khăn chung của cả nước, không riêng gì ở Đắk Mil. Mặc dù vậy, họ mong muốn các cấp, các ngành sớm có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Người dân hy vọng dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra bình thường, từ đó khôi phục sức tiêu thụ các mặt hàng nông sản.

Bài, ảnh: Phan Tuấn

Bài viết gốc: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/nong-san-dak-mil-e-am-vi-covid-19-86851.html

    Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ