A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông dân tìm cách vượt khó do giá phân tăng cao

10:17 | 13/07/2021

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá phân bón liên tục tăng cao, khiến nhiều nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Trong bối cảnh đó, bà con nông dân đã vận dụng nhiều cách để giảm chi phí đầu tư, duy trì sản xuất ổn định.

Tại các cửa hàng buôn bán phân bón trên địa bàn xã Đắk  Sắk (Đắk Mil), không khí mua bán diễn ra khá sôi nổi. Theo chủ một đại lý phân bón, giá phân các loại đều tăng mạnh trong thời gian qua.

Giá phân tăng cao khiến chi phí đầu tư của nông dân ngày càng tăng. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Cụ thể, đạm Phú Mỹ giá hiện nay là 700.000 đồng/bao, tăng 300.000 đồng/bao; phân NPK giá 500.000-600.000 đồng/bao, tăng từ 80.000-100.000 đồng/bao; phân SA giá 350.000-370.000 đồng/bao, tăng từ 150.000-170.000 đồng/bao...

Nguyên nhân giá phân tăng cao chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh đã khiến nguồn cung khan hiếm, giá cước vận tải tăng cao. Từ đó, đã kéo giá các mặt hàng tăng theo, trong đó có phân bón.

Các chủ đại lý kinh doanh phân bón dự báo, giá các loại phân sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bởi do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trước thực tế này, nhiều người dân đã chủ động cắt giảm lượng phân bón cho cây trồng để giảm chi phí đầu tư.

Anh Nguyễn Duy Minh, ở thôn Xuân Phong, xã Đức Minh (Đắk Mil) cho biết, dù giá phân tăng cao, nhưng anh vẫn duy trì bón phân cho vườn cà phê. Thời điểm này, cà phê cần phân để nuôi giữ quả trên cây. Không có phân, cà phê sẽ rụng quả, dẫn đến mất mùa.

Còn gia đình anh Nguyễn Ngọc Anh, ở thôn Tân Bình, xã Đắk Sắk (Đắk Mil), có hơn 2.500 cây cà phê. Với giá phân như hiện nay, nếu bón cho cà phê 3 đợt vào mùa mưa, anh mất chi phí gần 50 triệu đồng.

Đây là mức chi phí quá lớn đối với anh, nhất là trong bối cảnh giá cà phê xuống thấp, dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Do đó, mùa mưa năm nay, gia đình anh đã cân đối lại và giảm 5 tạ phân bón cho cà phê so với mọi năm.

Cụ thể, năm ngoái gia đình anh bón 2 tấn phân cho vườn cà phê, nhưng năm nay giảm còn 1,5 tấn. Tổng tiền phân năm nay hết gần 16 triệu đồng, nhiều hơn năm ngoái gần 3 triệu đồng.

Cắt giảm lượng phân hóa học, gia đình anh đã sử dụng thêm phân hữu cơ từ chăn nuôi để bảo đảm dinh dưỡng cho vườn cà phê.  

Tương tự, anh Trần Văn Hoàng, ở thôn Xuân Bình, xã Đắk Sắk có 1.800 cây cà phê đang cho thu hoạch. Năm nay, gia đình anh đã cắt giảm lượng phân hóa học, tăng lượng phân chuồng cho vườn cây.

Anh Hoàng cho biết, đầu mùa mưa, anh đã bón hơn 1 tấn phân hóa học cho vườn cà phê, với chi phí hơn 12 triệu đồng. Nếu bón thêm 2 đợt tiếp theo, tổng chi phí tiền phân anh phải bỏ ra tầm 40 triệu đồng.

Mức chi phí này là rất cao so với thu nhập từ vườn cà phê. Do đó, anh đang liên hệ với các trang trại chăn nuôi để mua phân hữu cơ về bón cho vườn cây, giảm chi phí đầu tư.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, những ngày qua, giá phân tăng cao khiến chi phí đầu tư của bà con nông dân tăng lên rất nhiều so với những năm trước. Vì vậy, ngành Nông nghiệp đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân điều chỉnh hoạt động sản xuất, tìm cách thích nghi.

Nhiều bà con đã chủ động thay đổi cách thức sản xuất như: Cắt giảm lượng phân hóa học; chuyển sang bón phân hữu cơ cho cây trồng; chuyển đổi cây trồng; thay đổi mô hình sản xuất; kết hợp chăn nuôi với trồng trọt... Từ đó, nhiều bà con từng bước vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, thu nhập.

Bài, ảnh: Đức Hùng

Bài viết gốc: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/nong-dan-tim-cach-vuot-kho-do-gia-phan-tang-cao-87557.html

 

    Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ