Cà phê, hồ tiêu của Ðắk Nông được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
14:10 | 18/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) được hỗ trợ tối đa theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo quy định nêu trên được hỗ trợ tối đa theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Theo đó, mức hỗ trợ tối đa là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Ảnh minh họa
Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ tối đa theo quy định tại Khoản 3, Điều 19, Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (20% phí bảo hiểm nông nghiệp) khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
+ Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm quy định tại Điều 4 và Điều 5, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
+ Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định pháp luật về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Quyết định cũng quy định cụ thể rủi ro được bảo hiểm hỗ trợ đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; trâu, bò, lợn; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra như: thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất...); dịch bệnh đối với cây lúa (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn...); dịch bệnh đối với trâu, bò, lợn (bệnh lở mồm long móng, tai xanh, nhiệt thán, xoắn khuẩn).
Quyết định nêu rõ: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Quyết định quy định cụ thể địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, trong đó, đối với cây lúa tại 7 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
Hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cây cao su, tại 8 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
Đối với cây cà phê, tại 7 tỉnh: Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước.
Đối với cây hồ tiêu, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đối với cây điều, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai.
Đối với trâu, bò, tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương...
Đối với heo, tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
B.M
Bài viết gốc: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/ca-phe-ho-tieu-cua-%C3%B0ak-nong-duoc-ho-tro-phi-bao-hiem-nong-nghiep-93043.html
Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"
CÁC TIN KHÁC
- Lao đao vì chi phí sản xuất tăng cao (20/05/2022)
- Đưa nông sản lên sàn - Còn nhiều việc phải làm (20/05/2022)
- Thu nhập khá từ trồng vải (20/05/2022)
- Xuất khẩu hàng hóa: Nhiều cơ hội vượt qua thách thức (20/05/2022)
- Cần tạo sức bật cho trái cây (20/05/2022)
- Nông dân Hòa Phong được mùa lúa, ngô (18/05/2022)
- Bị phạt nặng do kinh doanh Phân bón Đầu Ngựa kém chất lượng (17/05/2022)
- Để quả vải Đắk Lắk hướng đến thị trường xuất khẩu: Cần gỡ khó trong khâu liên kết chuỗi (17/05/2022)
- Cà phê cảnh quan: Đa thu nhập, đa lợi ích (16/05/2022)
- Cần tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nông nghiệp (14/05/2022)
- Giá phân bón neo cao, nông dân điêu đứng (13/05/2022)

Đề nghị dừng tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2022
UBND tỉnh vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị không tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 vào tháng 3-2022.
- Hơn 50 nghìn lượt khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đi vào lòng du khách
- Tinh hoa đại ngàn: Góp phần nâng tầm giá trị và vị thế cà phê Việt Nam
- Khởi nghiệp ở Lễ hội Cà phê

Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
Thời gian qua, nông dân trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh rất vất vả đối phó với loài ruồi vàng hoành hành tàn phá các vườn cây, gây thiệt hại không nhỏ.
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
- Học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn
Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam thông báo Thanh lý xe ôtô
Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam thông báo chào bán cạnh tranh tài sản thanh lý như sau:
- Đề nghị bàn giao mặt bằng Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột trước 30/7/2022
- Vụ cháu bé 9 tuổi bị bà và cha đánh đập dã man: Người mẹ nói gì?
- Nhiều người hoảng hồn khi thấy chiếc quan tài nằm giữa đường trong đêm
- Hơn 50 cán bộ, chiến sĩ ập vào 6 điểm đánh bạc trong đường dây giao dịch trên 40 tỉ đồng
- Thành lập hội đồng đánh giá vụ bé 4 tháng tuổi tử vong tại bệnh viện
- Biến thể BA.5 xâm nhập, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3, mũi 4
- Vụ cháu bé 9 tuổi bị đánh đập dã man: Phát hiện xương bàn tay bị gãy
- Đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS
- Ngộ độc tập thể nghi do ăn ấu trùng ve sầu
- Ông “Thành cổ sinh”
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN