A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giá phân bón neo cao, nông dân điêu đứng

10:28 | 11/06/2022

Giá phân bón hiện ở mức cao nhất trong vòng 50 năm qua. Thực tế này khiến nông dân rơi vào cảnh khó khăn, nguy cơ nhiều nông hộ bỏ ruộng. Trái ngược với nhà nông, doanh nghiệp (DN) phân bón lại kiếm lợi nhuận khủng.

Trong khi nông dân đang chịu nhiều khó khăn bởi giá phân bón thì doanh nghiệp ngành này lại “bội thu”.

Hàng triệu nông dân gặp khó

Ông Nguyễn Trường Lợi, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp ở huyện Tịnh Biên (An Giang) cho biết, do giá phân bón hiện tại vẫn ở mức cao nên so với các năm trước sức mua nhiều loại phân bón tại cửa hàng đã giảm mạnh. Theo ông Lợi, giá phân bón tăng cao trong khi giá nhiều loại nông sản trồi sụt thất thường, làm cho nhiều nông dân thua lỗ nặng. Điều này dẫn tới việc cửa hàng khó thu hồi các khoản tiền nông dân mua nợ phân bón từ đầu vụ.

Qua tìm hiểu, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh phân bón ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) than phiền rằng, tiêu thụ phân bón trong tháng 4/2022 giảm mạnh, từ 30% đến 50% so với trước đây. Mặc dù khu vực ĐBSCL đang trong giai đoạn chăm bón cho vụ lúa Hè Thu 2022 nhưng nhu cầu tiêu thụ phân bón ở “vựa lúa” cả nước vẫn tăng khá chậm khi mà giá phân bón vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Còn tại khu vực Tây Nguyên, ghi nhận ở tỉnh Đắc Lắk cho thấy nhiều nông dân “khóc ròng” vì rơi vào tình cảnh khó khăn khi điều vừa mất mùa, rớt giá, tiền bán hạt điều tươi không đủ để trả tiền nợ cũng chỉ vì vì giá phân bón tăng quá cao.

Từ đầu năm 2022 đến nay, với 3 lần giá phân bón được điều chỉnh tăng đẩygiá phân bón tăng lên mức cao nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, đẩy hàng triệu nông dân trên cả nước đối mặt với khó khăn. Không chỉ giảm lợi nhuận hay thua lỗ, nhiều nông dân phải bỏ vườn, bỏ nghề. Nhất là khi chi phí phân bón chiếm tới 50% chi phí đầu vào trong sản xuất nhiều loại cây trồng.

Đề cập đến vấn đề này, ông Ngô Văn Đông - Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho rằng, giá lúa thời gian qua không có nhiều biến động, thế nhưng giá phân bón đang rất cao đã chạm ngưỡng chịu đựng của nông dân, gây nhiều khó khăn cho họ để trồng trọt. “Nếu giá phân bón tiếp tục bị đẩy lên cao, việc nông dân bỏ ruộng rất khó tránh” - ông Đông nhấn mạnh.

Doanh nghiệp phân bón “ăn nên làm ra”

Trong khi nông dân khốn đốn vì giá phân bón, điều mà mọi người có thể thấy rõ là lợi nhuận của những DN liên quan đến ngành hàng phân bón vẫn có sức tăng trưởng khá ngoạn mục. Đơn cử, trong báo cáo tài chính Quý I/2022 của CTCP phân bón Bình Điền thể hiện rõ lợi nhuận tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái; còn năm 2021, lợi nhuận trước thuế của công ty này đạt 371,2 tỷ đồng, tăng đến 85,4% so với năm 2020. Hoặc như CTCP tập đoàn hoá chất Đức Giang (chuyên sản xuất hoá chất và khai thác nguyên liệu cho sản xuất phân bón), trong Quý I/2022 có lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Con số này cao gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước (đạt hơn 291,9 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế hồi năm ngoái của DN này là hơn 2.514 tỷ đồng, tăng tới 165% so với năm 2020.

Với tình hình dịch bệnh và nguồn cung nguyên liệu khan hiếm như hiện nay, giá phân bón được dự báo sẽ tiếp tục tăng 20 - 40% trong quý II/2022. Điều đáng nói, để nhằm “hạ nhiệt” giá phân bón, thời gian qua đã có nhiều giải pháp được nêu ra cho khâu hoạch định chính sách, thế nhưng thời gian thực hiện, tính khả thi, hiệu quả thế nào vẫn còn là câu hỏi lớn. Mới nhất là vào gần cuối tháng 4/2022, Bộ Tài chính đưa ra phương án tăng thuế xuất khẩu phân bón (với quy định thống nhất một mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm từ 31.02 đến 31.05) nhằm góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước trong bối cảnh giá phân bón tăng cao.

Ngay từ giữa năm ngoái đã có nhiều ý kiến đề xuất việc áp thuế với phân bón xuất khẩu hoặc thậm chí là tạm dừng xuất khẩu nhằm phục vụ tối đa thị trường trong nước. Vậy nhưng, những đề xuất đến nay vẫn còn nằm trên giấy, còn nông dân mãi gánh chịu thiệt thòi khi giá phân bón vẫn neo cao.

QUỐC ĐỊNH

Bài viết gốc:  http://daidoanket.vn/gia-phan-bon-neo-cao-nong-dan-dieu-dung-5686141.html

 

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ