A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thêm cơ hội cho nông sản Việt

08:39 | 30/11/2022

Thương mại điện tử (TMĐT) đã đóng góp rất lớn để đưa thông tin sản phẩm ở các địa phương đến được nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những thị trường cao cấp. Trong đó quả nhãn, quả vải đã thâm nhập được vào Nhật Bản, Úc, Singapore...

Giao dịch qua sàn thương mại điện tử ngày càng gia tăng, là cơ hội cho các sản phẩm nông sản Việt.

Nhiều nông sản lên sàn

Sàn TMĐT không chỉ là kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn, hiệu quả, mà còn giúp xây dựng thương hiệu nông sản. Nhờ các sàn TMĐT kết nối, liên kết chuỗi nông sản bước đầu đã được hình thành thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, đại diện một cơ sở bán sản phẩm trà gừng đã thực hiện đưa sản phẩm này lên sàn TMĐT Shoppe hơn 1 năm nay cho biết, việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT đã giúp đơn vị tiếp cận với “tệp” khách hàng vô cùng rộng lớn, thị trường tiêu thụ được mở rộng, đơn vị bán được nhiều hàng hơn.

Bước đầu thành công trong việc đưa hàng nông sản lên sàn TMĐT, ông Phạm Văn Dũng - Giám đốc HTX Hồng Xuân (Lục Ngạn, Bắc Giang) chia sẻ, yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm rất khắt khe. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng, mẫu mã, doanh nghiệp(DN), hợp tác xã cần thay đổi cách bán hàng.

“Ngoài việc bán hàng theo cách truyền thống, chúng tôi sẽ tiếp tiếp tục đưa lên sàn TMĐT và Youtube… Song song đó sẽ tuyển lao động trẻ có trình độ khoa học kỹ thuật tốt hơn, biết chụp ảnh, làm clip đưa lên mạng, giao tiếp với khách hàng qua mạng; cải thiện hệ thống logistics, vận chuyển…” – ông Dũng cho hay.

Ông Phạm Công Toản- Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết thêm: Để sản phẩm tiêu thụ ổn định thì các HTX, các nhóm hộ sản xuất phải có một nguồn cung sản phẩm dồi dào đáp ứng các tiêu chí nhanh, thuận lợi của sàn TMĐT. “Ví dụ như DN hôm nay sản xuất ra khoảng 200 chiếc bánh thế nhưng ngày mai lại dừng bán do việc này việc kia thì khách hàng người ta không chờ được, làm TMĐT phải đáp ứng yêu cầu cấp thiết của kênh bán hàng này” - ông Toản nói.

Thực tế cho thấy, TMĐT Việt Nam đang bùng nổ rất mạnh. 8 tháng đầu năm nay, nông sản tăng trưởng mạnh trên các sàn TMĐT, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tăng khoảng trên 10%. Điều này là minh chứng rõ nét cho những cơ hội phát triển của nông sản trên kênh thương mại số này.

Cơ hội phía trước

Để nông sản có thể cạnh tranh trên sàn TMĐT, đại diện Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho rằng, trước hết phải có sự cạnh tranh về giá cả nếu tất cả sản phẩm đều giống nhau hoặc sản phẩm đưa lên phải có sự khác biệt. Các sản phẩm OCOP của các địa phương (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) có tính đặc thù vùng miền vì có sự khác biệt cũng có nhiều cơ hội để phát triển ở kênh này.

Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm qua các kênh TMĐT, theo ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban chấp hành VECOM cho rằng, cần sự vào cuộc của các bên (nhà nước, DN, nhà sản xuất) để hỗ trợ hoạt động TMĐT. Cùng với đó, cũng cần có lộ trình đào tạo nhân lực cho phát triển TMĐT, để nâng cao trình độ về khoa học công nghệ, về kinh tế nông nghiệp số cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, việc phổ cập các hoạt động về truy xuất nguồn gốc cho bà con nông dân cũng phải được hết sức chú trọng.

“Đặc biệt, DN cần chú ý phát triển đầu tư các hoạt động về marketing, quảng bá và làm thương hiệu ở trên Internet. Việc đầu tư làm thương hiệu hay quảng bá hình ảnh, nâng cao các kỹ năng về marketing trên nền tảng số là những điều DN cần đầu tư và sẽ mang tới cho DN một bước tiến mới trong thời kỳ chuyển đổi số” – ông Minh nhấn mạnh.

Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT (Bộ Công thương) cũng cho rằng, việc tận dụng được các thị trường TMĐT phát triển mạnh sẽ giúp các DN có thể len vào các thị trường khó tính - nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống. Hình thức này vừa giúp giảm chi phí vận hành, vừa giúp phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.

Trong thời gian tới, TMĐT xuyên biên giới sẽ mở ra lĩnh vực xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản nói chung và các hàng hóa khác vốn là thế mạnh của Việt Nam. Đây là cơ hội không chỉ cho DN xuất khẩu mà cho cả các DN nhỏ, doanh nghiệp địa phương, hợp tác xã, các cá nhân trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ

H.HƯƠNG

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/them-co-hoi-cho-nong-san-viet-5703423.html

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ