A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Không có chức danh nào bị bỏ phiếu tín nhiệm

11:56 | 11/06/2013

Kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội được thông báo sáng ngày 11-6 cho thấy, cho dù mức độ tín nhiệm các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn khác nhau nhưng không có kết quả nào dẫn đến việc bị bỏ phiếu tín nhiệm.

Theo kết quả được Ban kiểm phiếu của Quốc hội công bố, có 498 đại biểu tham gia lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Việc lấy phiếu chia làm 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Dẫn đầu trong danh sách được tín nhiệm cao là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội, với 372 phiếu (74,7%). Tiếp theo là các ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước (330 phiếu) và ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội (328 phiếu).

Về phía Chính phủ và các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh được tín nhiệm cao nhất (332 phiếu), Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (273 phiếu) và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (248 phiếu).

Dẫn đầu trong danh sách bị các đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp là Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình. Ông Bình nhận 209 phiếu đánh giá ở mức độ này (chiếm 41,97%). 194 đại biểu tín nhiệm ông,  nhưng chỉ có 88 đại biểu tín nhiệm cao thống đốc (chiếm 17,67%). Sau ông Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phạm Vũ Luận nhận được 177 phiếu (35,54% ), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến 146 phiếu (32%) cùng mức độ tín nhiệm thấp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 42,17% tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm cao, 24,5% đánh giá tín nhiệm và 32,12% (160 phiếu) đánh giá tín nhiệm thấp.

Kết quả này cho thấy. không có ai trong danh sách 47 chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn bị rơi vào vòng “nguy hiểm” hoặc bị tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ công tác. Bởi theo nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, chỉ khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá ở mức độ “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Hoặc người có trên 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp hay 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp ” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm cho chức danh này.

    Theo Thời báo Kinh tế SG

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ