A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tây Nguyên mất trên 25.700 ha rừng/năm

08:47 | 26/03/2013

Hiện nay, chất lượng rừng ở Tây Nguyên bị suy giảm rõ rệt, rừng giàu chỉ còn 16%, còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi, giá trị về kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học thấp. Phát triển rừng đạt rất thấp so với chỉ tiêu kế hoạch do khó khăn về gi

Năm 2011, toàn khu vực Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng và Kom Tum) có 2.848 ha rừng, độ che phủ 51,3%, trong đó rừng có trữ lượng là 1.772.744 ha, chỉ đạt độ che phủ 32,4%, còn lại là rừng trồng chưa có trữ lượng, rừng tự nhiên phục hồi. Những năm qua (2005-2012), tình trạng giảm diện tích rừng còn diễn ra ở mức độ cao, bình quân giảm là 25.737 ha/năm. Nguyên nhân được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra là do chuyển mục đích từ sử dụng rừng sang các mục đích khác chiếm 78%; khai thác rừng trồng theo kế hoạch chiếm 4%; rừng bị khai thác, chặt phá trái phép chiếm 6%; cháy rừng chiếm 1% và nguyên nhân khác chiếm 11%.

Từ năm 1998 đến 2011, Tây Nguyên chỉ trồng được 217.403 ha, bình quân mỗi năm trồng được 14.000ha, năng suất rừng trồng dưới 13 m3/ha/năm. Năm 2012, các tỉnh Tây Nguyên chỉ trồng được 8.367 ha rừng, đạt 45,6% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên chỉ có tỉnh Đăk Nông thực hiện 82ha, bằng 0,7% kế hoạch; chăm sóc 15,226ha, đạt 60,2% kế hoạch; trồng 901 ngàn cây phân tán, đạt 45% kế hoạch…

Đáng chú ý, Tây Nguyên là vùng trọng điểm về vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 2008- 2012 phát hiện 8.643 vụ phá rừng trái pháp luật. Trọng điểm phá rừng trái pháp luật là Đăk Nông (các huyện Tuy Đức, Đăk Song, Đăk Ngo), Lâm Đồng (Dạ Huoai), Đăk Lăk (các huyện Krông Năng, Ea H’Leo, Ea Súp), Gia Lai (các huyện Măng Yang, K’Bang), Kom Tum (huyện Kom Plông, rừng đặc dụng Đăk Uy). Tình trạng khai thác gỗ, lâm sản có giá trị kinh tế cao, tập trung chủ yếu tại những khu vực còn nhiều rừng tự nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin.

Được biết, đối tượng trực tiếp phá rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc tại địa phương, người dân di cư tự do thuộc diện nghèo, thiếu đất sản xuất nên phá rừng lấy đất; tình trạng xâm lấn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, phá rừng trái phép; việc quản lycác cơ sở chế biến gỗ, các tụ điểm mua, bán gỗ kém hiệu quả…

Bá Thăng

 

    Theo Báo Công thương

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ