A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá nền hành chính

13:41 | 15/03/2017

Sáng 14-3, Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá việc triển khai đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, ...

... tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Tại điểm cầu Đắk Lắk, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Năm 2015, Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức trên phạm vi cả nước (gọi tắt là SIPAS).

Phương pháp thu thập thông tin của SIPAS 2015 là điều tra xã hội học, với những người dân, tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trong thời gian từ 1-1-2014 đến 30-6-2015. Bộ Nội vụ đã lựa chọn 6 TTHC gồm: Cấp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), giấy phép xây dựng nhà ở, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực để triển khai tại 108 xã của 3 thành phố trực thuộc Trung ương và 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng trong cả nước, trong đó có tỉnh Đắk Lắk.

Qua khảo sát cho thấy, thủ tục cấp giấy CNQSDĐ có tỷ lệ người dân hài lòng thấp nhất và thủ tục đăng ký kết hôn có tỷ lệ người dân hài lòng cao nhất.

Bên cạnh việc triển khai của Bộ Nội vụ, tính đến tháng 12-2016 đã có 4 bộ, ngành, 32 tỉnh, thành phố triển khai và công bố kết quả của chương trình này.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị trong thời gian tới, Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về “Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”, trong đó mở rộng các TTHC để đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương phải định kỳ triển khai đo lường sự hài lòng trên quy mô lớn để kịp thời khắc phục tồn tại, đáp ứng nhu cầu của người dân; tạo điều kiện để người dân góp ý, tham gia giám sát việc cung ứng dịch vụ hành chính; sử dụng hợp lý kết quả điều tra, từ đó có biện pháp nâng cao sự phục vụ của các cơ quan, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá nền hành chính...

Duy Tiến

 

 

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ