A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thủy điện chây ì trả nợ rừng

10:23 | 23/03/2017

Dù Chính phủ đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện phải nghiêm túc trồng rừng thay thế, nếu không sẽ chấm dứt hoạt động nhưng nhiều nhà máy vẫn phớt lờ

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Một trong những nội dung quan trọng của công điện là yêu cầu thực hiện nghiêm quy định trồng rừng thay thế; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng; yêu cầu trong năm 2017 phải hoàn thành việc trồng rừng thay thế đối với các công trình thủy điện đã vận hành khai thác.

Sau khi nhường chỗ cho thủy điện, chỉ một diện tích nhỏ rừng được trồng thay thế Ảnh: Cao Nguyên
Sau khi nhường chỗ cho thủy điện, chỉ một diện tích nhỏ rừng được trồng thay thế Ảnh: Cao Nguyên

Trước đó, tháng 7-2016, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với dự án không chấp hành việc trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên diễn ra ngày 11-3, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh Tây Nguyên kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án, công trình thủy điện có ảnh hưởng xấu tới môi trường và đời sống người dân; tạm dừng cấp phép đầu tư các dự án thủy điện có tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Tại Đắk Lắk, do không có chuyên môn trồng và chăm sóc bảo vệ rừng, phần lớn các nhà máy thủy điện chọn phương án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh để trồng rừng thay thế. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong 20 công trình (chủ yếu là thủy điện) có làm mất rừng, phải đóng tiền trồng rừng thay thế hơn 26 tỉ đồng thì đến nay mới 8 đơn vị nộp với tổng số tiền 9,9 tỉ đồng. Tỉnh Gia Lai có 14 công trình thủy điện phải trồng trả lại rừng với diện tích 685 ha, hiện còn 139 ha mà các doanh nghiệp (trong đó có thủy điện) chưa trồng hoặc chưa nộp tiền.

Theo ông Trần Đức Thanh, Vụ phó Vụ Kinh tế của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, khó khăn trong việc trồng rừng thay thế là không bố trí được quỹ đất. Nếu doanh nghiệp đóng tiền để trồng rừng thay thế cũng chỉ thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp có rừng bị phá chứ không trồng trên một diện tích đất mới để bù đắp diện tích rừng đã mất.

Cao Nguyên - Hoàng Thanh

 

    Nguồn: Nld.com.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ