A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cơ hội cho doanh nghiệp

14:12 | 14/12/2017

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 (VBF 2017) hôm 12/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ đồng tình với nhiều đại biểu rằng cái gì mà tư nhân làm được thì để tư nhân làm.

Chính phủ kiến tạo môi trường đầu tư tốt cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, tiếp tục cải cách đổi mới, không để thụt lùi về mặt chính sách trong quá trình hội nhập sâu rộng. Chính phủ trân trọng và chào đón các nhà đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh, khởi nghiệp tại Việt
 

Giảm thủ tục để tăng cơ hội phát triển cho doanh nghiệp (Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM).

Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm, phá vỡ tính bền vững của môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị truyền thống về văn hóa, xã hội; sử dụng lao động bất hợp pháp trẻ vị thành niên; phân biệt đối xử, ít quan tâm đến quyền lợi người lao động.

Những gì Thủ tướng nói tại VBF 2017 cũng chính là thông điệp được Thủ tướng thường xuyên nhấn mạnh trong các cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, trên các diễn đàn kinh tế, trong các cuộc hội nghị thu hút đầu tư của các địa phương; trong phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh- một hội nghị lần đầu được tổ chức trong khuôn khổ APEC 2017, theo sáng kiến của Việt Nam.

Điều đó cho thấy, sự kiên định về chính sách của Chính phủ Việt Nam và cũng đồng thời cho thấy sự quyết tâm đi đến cùng với chính sách phát triển kể trên vì mục tiêu xã hội phát triển và phồn vinh, thịnh vượng; trong đó, lấy sự phát triển của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của sự phát triển chung.

Sự đồng hành giữa Chính phủ - doanh nghiệp là xu thế tất yếu và Việt Nam cũng luôn đi theo xu thế ấy với mong muốn thúc đẩy sự thịnh vượng của quốc gia và đóng góp vào thành công chung của khu vực cũng như thế giới.

Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng trưởng thành lớn lên cùng đất nước, đông thêm về số lượng; mạnh lên về tiềm lực và là động lực hàng đầu đưa nền kinh tế Việt Nam trong 20 năm trở lại đây tăng trưởng cao và liên tục.

GDP tăng gấp 8 lần, GDP năm 1997 mới đạt 27 tỷ USD, đến 2017 ước đạt gần 220 tỷ USD. Trên nền tảng ấy, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 GDP đạt 300 tỷ USD.

Ở vào những ngày cuối của kế hoạch năm 2017, có thể nhận thấy, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực; trong đó đạt và vượt toàn bộ 13/13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo không khí phấn khởi trong đầu tư kinh doanh và toàn xã hội, củng cố niềm tin trong nhân dân.

Nổi bật là tăng trưởng GDP đạt 6,7%, mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; xuất khẩu tăng mạnh; khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét, trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.

Trong thành công chung ấy là sự phát triển vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Mà, theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là: “Niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Số DN thành lập mới năm 2017 sẽ đạt mức kỷ lục trên 120 nghìn với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3 triệu tỷ đồng; đồng thời có trên 25 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Khu vực FDI có đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển, nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Số vốn FDI đăng ký đạt kỷ lục trên 35 tỷ USD, tăng trên 30%, số vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua”.

Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng hiểu và chia sẻ về những đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế Việt Nam.

Hiểu và cảm thông với những bước đường khó khăn mà doanh nghiệp đang nỗ lực vượt qua để đi tới trong bối cảnh cái khó chung của thế giới- đó là niềm động viên lớn đối với doanh nghiệp.

Hiểu và sẻ chia nên Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ biết rõ, mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà cũng chính là “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ, các cấp, các ngành trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ và là nguồn động viên để Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp chung tay cùng phát triển trong ngôi nhà chung Việt Nam.

Sự đóng góp của doanh nghiệp vì thế rất đáng quý. Và, để mọi đóng góp, dù nhỏ không trở nên vô nghĩa, người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiếp tục cải thiện, nâng hạng môi trường đâu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của mình, hướng tới Nhóm đầu ASEAN và các chuẩn mực cao của OECD.

Đặc biệt là sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa FDI và doanh nghiệp trong nước tốt hơn và nhịp nhàng hơn.

Nói thế là bởi, cũng chính Thủ tướng là người đã “xắn tay” yêu cầu các địa phương và cơ quan chức năng gỡ khó cho doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp gì, mới khởi nghiệp hay đã thành danh; doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước hoặc kể cả doanh nghiệp FDI.

Cũng chính vì những cái khó có tên hay không tên và đã tồn tại từ lâu hay mới xuất hiện mà Thủ tướng nắm rõ, nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói: “Bên cạnh những niềm vui, chúng ta đều thấy rằng, còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân để biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển nhanh và bền vững”.

Phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi nhiều yếu tố. Và, với một Việt Nam chuẩn bị bước vào năm thứ 3 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 với mục tiêu tổng quát là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước.

Cùng với những nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh việc Chính phủ Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phấn đấu trong năm 2018-2019 có thể ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu EU, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),… mang đến nhiều cơ hội mới cho các DN, mở ra không gian phát triển rộng lớn cho phát triển của nền kinh tế, tham gia vào các chuỗi giá trị trong các nền kinh tế thành viên của các Hiệp định FTA mới.

Nhưng, Chính phủ san sẻ với các doanh nghiệp luôn song hành với những kỳ vọng của Chính phủ vào các doanh nghiệp. Chính phủ không chỉ kỳ vọng vào một lớp doanh nghiệp và một thế hệ doanh nhân mới; kỳ vọng vào sự xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

“Chính phủ luôn khuyến khích tinh thần cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, mong muốn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn và khuyến khích áp dụng công nghệ quản trị hiện đại, hướng tới áp dụng các tiêu chuẩn cao của OECD”- Thủ tướng nói.

Giống như thông điệp về sự rộng mở, đón chào các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật Việt Nam; thông điệp về sự cạnh tranh công bằng đã cho thấy, Chính phủ đang chia đều cơ hội cho các doanh nghiệp- vấn đề còn lại chỉ là nắm bắt để đi đến thành công.  

 Hoàng Mai

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ