A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cư Jút: Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo từ cây mít Thái siêu sớm

14:41 | 19/12/2018

Thay vì cấp giống cây, con và công cụ sản xuất cho hộ nghèo, huyện Cư Jút đã chủ động xây dựng Đề án “Trồng mít Thái siêu sớm theo hướng bền vững” để tạo việc làm và nâng cao mức sống, giúp người dân thoát nghèo.

Theo ông Lê Xuân Cường, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Cư Jút, Chủ nhiệm đề án thì thực hiện Chương trình phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã, ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135, năm 2018, huyện được phân bổ 97 triệu đồng để triển khai các nội dung, đầu việc liên quan đến giảm nghèo. Với số kinh phí này, nếu chi hỗ trợ cho các hộ nghèo bằng hình thức nào đi nữa thì cũng như “muối bỏ biển”. Do đó, huyện đã hỗ trợ thêm 413 triệu đồng trích từ nguồn ngân sách địa phương để Phòng Dân tộc huyện thực hiện Đề án trồng mít Thái siêu sớm theo hướng bền vững, với diện tích 10 ha cho 51 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở các thôn có tỷ lệ hộ nghèo trên 10% và khu tái định cư thôn 15, xã Đắk D’rông.

Ông Lý A Giành ở thôn 15 cho biết: “Gia đình tôi được Phòng Dân tộc cấp 100 cây mít giống để trồng trên diện tích 2 sào đất. Nhờ được hướng dẫn cách xử lý đất bằng vôi bột, bón phân đầy đủ nên sau hơn 2 tháng xuống giống cây mít phát triển khá tốt”.

Gia đình bà Sùng Thị Sầu ở thôn 19, xã Đắk D’rông (Chư Jút) được cấp giống trồng 2 sào mít Thái. Đến thời điểm này sang năm, vườn mít sẽ cho trái bói

Còn bà Sùng Thị Sầu, ở thôn 19 cũng được cấp giống trồng 2 sào mít Thái. Theo bà Sầu thì sau khi trồng mít, bà còn có thể trồng xen canh các loại cây đậu đỗ để “lấy ngắn, nuôi dài”, nên nguồn thu nhập ban đầu của gia đình không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Trong khi đó sau 24 tháng, 1 cây mít có thể cho thu hoạch bình quân 100 kg trái/năm. Với giá bán tại thời điểm từ 14.000 - 16.000 đồng/kg, số tiền thu được trên mỗi cây mít cũng lên đến cả triệu đồng. Ngoài ra, trong quá trình cắt tỉa để bảo đảm số lượng trái nhất định trên cây, bà con còn có thể bán được một lượng lớn mít non. Hiện thương lái mua mít non có độ tuổi từ 30 – 45 ngày, khoảng 3 – 4 kg có giá 10.000 đồng/quả. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể để bà con chờ đến thời điểm thu hái mít chính vụ.

Cũng theo ông Lê Xuân Cường, để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng của thị trường, Đề án xây dựng chương trình cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và tiến tới tiêu chuẩn GlobalGAP. Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi cho người dân khi tham gia Dự án, Phòng Dân tộc đã ký cam kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng (Chư Jút) với mức giá bao tiêu theo thị trường và giá bảo đảm thấp nhất ở mức 5.000 đồng/kg.

Bài, ảnh: Kim Ngân

    "Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo Đắk Nông"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ