A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Mưa lớn gây ngập lụt một số khu vực ở Tây Nguyên

08:40 | 08/08/2019

Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai vừa ra công điện về chủ động ứng phó với diễn biến mưa, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực Tây Nguyên.

Các địa phương cẩn trọng với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét. Ảnh minh họa

Theo đó, ngày 7/8, khu vực Tây Nguyên đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, một số điểm mưa trên 200mm như Ia Lốp (Đắk Lắk) 363mm, Ea Bar (Đắk Lắk) 215mm, Đăk Ru (Đắk Nông) 231mm.

Mưa lớn đã gây ngập lụt tại một số khu vực thị trấn Ea Súp và xã Cư Kbang (huyện Ea Súp) và một số thôn tại xã Ea Wer, (huyện Buôn Đôn); xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp bị chia cắt do tuyến tỉnh lộ bị ngập sâu đoạn qua cầu Đắk Bùng (điểm sâu nhất khoảng 1m).

Theo dự báo khu vực Tây Nguyên tiếp tục có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 80mm đến 150mm, có nơi lớn hơn.

Ảnh minh họa

Để chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và các tình huống bất thường, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh khu vực Tây Nguyên, các Bộ, ngành theo nhiệm vụ triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất;

Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các khu vực bị ngập lụt, chia cắt; tổ chức sơ tán dân ở những vùng nguy cơ cao đến đến nơi an toàn; sẵn sàng phương án đảm bảo giao thông, lưới điện, hệ thống thông tin, liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Rà soát các phương án ứng phó với tình huống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức lực lượng xung kích kiểm tra khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn;

Triển khai lực lượng cảnh báo, canh gác tại các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt để đảm bảo an toàn cho người dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống;

Chỉ đạo kiểm tra, triển khai việc các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu hoặc đang thi công, sửa chữa; công tác vận hành các hồ thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; đối với các hồ trên khu vực biên giới cần chia sẻ và thông báo kịp thời thông tin về vận hành và xả nước của hệ thống hồ chứa thủy điện cho các cơ quan chức năng của Campuchia bảo đảm không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam và Campuchia theo quy định.

MINH PHÚC

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ