A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cần hiểu đúng quy định về tốc độ cho phép đối với xe gắn máy lưu thông trên đường bộ

13:33 | 26/09/2019

Những ngày gần đây, một số tờ báo và các trang mạng xã hội đưa thông tin kể từ ngày 15-10-2019, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) sẽ không được chạy quá 40 km/h.

Để giúp bạn đọc hiểu đúng thông tin này, chúng tôi xin cung cấp đầy đủ như sau: Ngày 29-8-2019, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, ngày 31-12-2015 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-10-2019.

Tại điều 8 Thông tư này nêu rõ, đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không vượt quá 40 km/h. Sau khi Thông tư được ban hành, một số ý kiến cho rằng việc cho phép xe gắn máy lưu thông trên đường bộ với tốc độ tối đa 40 km/h là quá chậm. Tuy nhiên, một số người am hiểu hơn về “thuật ngữ” chỉ phương tiện giao thông đã lên tiếng cho rằng quy định đó hoàn toàn hợp lý với điều kiện thực tế đường giao thông của nước ta và cũng không quên kèm theo lời giải thích để mọi người hiểu ra “khái niệm” về xe gắn máy và xe máy (còn gọi là xe mô tô).

Lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên một tuyến đường

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT, quy định khái niệm về phương tiện cơ giới như sau: xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên; tải trọng xe không quá 400 kg đối với xe máy hai bánh, khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy ba bánh.

Còn xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h; nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3. Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na rằng, xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h. Trong khi đó, phương tiện mà đa số người dân đang sử dụng thực chất là xe mô tô.

Đa số phương tiện mà học sinh hoặc người chưa đủ 18 tuổi đang sử dụng hiện nay là xe gắn máy (ảnh minh họa).

Như vậy, việc quy định tốc độ tối đa đối với xe gắn máy không được vượt quá 40 km/h không ảnh hưởng đến tốc độ cho phép của xe mô tô. Thông tư này hoàn toàn đúng đắn, bởi hiện nay có rất nhiều xe gắn máy mặc dù thiết kế cho phép tốc độ tối đa khoảng 50 km/h nhưng đối tượng sử dụng thường độ chế lại máy móc, làm thay đổi kết cấu phương tiện và khi tham gia giao thông lại chạy với tốc độ vượt thiết kế của nhà sản xuất, không những gây nguy hiểm cho mình mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác.

Thế Hùng

    Nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ