Mặt trái của ứng dụng trí tuệ nhân tạo
10:37 | 28/02/2024
Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo...
Sau khi công ty khởi nghiệp OpenAI tung ra ứng dụng AI đầu tiên là ChatGPT vào cuối năm 2022, làn sóng đua nhau phát triển các ứng dụng AI được kích hoạt, đặc biệt là AI tạo sinh, mang lại nhiều tiện ích trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Song, việc này cũng mang đến nhiều nguy cơ.
Xâm phạm quyền riêng tư
Vài năm nay, không ít tổ chức, cá nhân đã chịu nhiều thiệt hại khi tội phạm công nghệ ứng dụng AI để tạo ra những video clip giả mạo hình ảnh, giọng nói của người thật. Trong đó, đơn cử là chiêu trò "lộng giả thành chân" Deepfake.
Theo Báo cáo gian lận danh tính (Identity Fraud Report) do Sumsub công bố cuối tháng 11-2023, các vụ lừa đảo Deepfake trên toàn cầu đã tăng gấp 10 lần trong 2 năm 2022-2023. Đây cũng là thời gian bùng nổ các ứng dụng AI tạo sinh trên thế giới.
Status Labs nhận xét Deepfake đã làm ảnh hưởng lớn đến văn hóa, quyền riêng tư và thanh danh cá nhân. Phần lớn tin tức và sự chú ý xung quanh Deepfake tập trung vào các video khiêu dâm của người nổi tiếng, nội dung trả thù, thông tin sai lệch, tin tức giả mạo, tống tiền và lừa đảo. Chẳng hạn, năm 2019, một công ty năng lượng ở Mỹ đã bị lừa 243.000 USD do kẻ xấu giả mạo hình ảnh, giọng nói của lãnh đạo công ty, yêu cầu nhân viên chuyển tiền cho đối tác.
Hãng tin Reuters cho biết năm 2023, khoảng 500.000 nội dung Deepfake dạng video và tiếng nói đã được chia sẻ qua các mạng xã hội trên thế giới. Bên cạnh các Deepfake để đùa vui là những chiêu trò do kẻ xấu tạo ra để lừa đảo cộng đồng. Có nguồn tin cho biết trong năm 2022, ước tính các vụ lừa đảo Deepfake trên thế giới đã gây thiệt hại đến 11 triệu USD.
Nhiều chuyên gia công nghệ đã cảnh báo về những mặt trái mà AI gây ra, trong đó có vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ và tính thật giả, xa hơn là những vụ tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ giữa các "tác phẩm" do AI tạo ra. Chẳng hạn, một người nhờ ứng dụng AI vẽ bức tranh với chủ đề nào đó, song người khác cũng nhờ AI làm tương tự, kết quả là cho ra những bức tranh có nhiều nét tương đồng.
Điều này rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu. Tuy nhiên, đến nay, thế giới vẫn chưa có quyết định về việc công nhận bản quyền đối với các nội dung do AI tạo ra (công nhận quyền tác giả cho cá nhân đặt hàng AI sáng tạo hay công ty phát triển ứng dụng AI).
Một hình ảnh được tạo bởi ứng dụng AI
Khó phân biệt thật - giả
Vậy những nội dung do AI tạo ra có thể vi phạm bản quyền hay không? Về công nghệ, các nội dung do AI tạo ra được thuật toán tổng hợp từ những dữ liệu mà nó đã được huấn luyện. Những cơ sở dữ liệu này được các nhà phát triển ứng dụng AI thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu từ kho tàng kiến thức trên internet. Trong đó, nhiều tác phẩm đã được cấp bản quyền cho chủ sở hữu.
Ngày 27-12-2023, báo The New York Times (Mỹ) đã khởi kiện OpenAI (với ChatGPT) và Microsoft, cho rằng hàng triệu bài báo của họ đã được sử dụng để huấn luyện các chatbot AI và các nền tảng AI của 2 công ty này. Bằng chứng là có những nội dung do các chatbot tạo ra theo yêu cầu của người dùng lại giống hay tương tự nội dung các bài báo. Tờ báo này không thể làm ngơ khi "tài sản trí tuệ" của họ bị các công ty sử dụng để thu lợi.
The New York Times là tờ báo lớn đầu tiên của Mỹ khởi kiện về bản quyền liên quan AI. Có thể trong thời gian tới, sẽ có thêm những tờ báo khác cũng kiện, nhất là sau khi The New York Times thành công.
Trước đó, OpenAI đã đạt được thỏa thuận cấp phép bản quyền với hãng tin Associated Press hồi tháng 7-2023 và Axel Springer - nhà xuất bản Đức, sở hữu 2 báo Politico và Business Insider - vào tháng 12-2023.
Nữ diễn viên Sarah Silverman cũng đã tham gia một vài vụ kiện hồi tháng 7-2023, cáo buộc Meta và OpenAI sử dụng cuốn hồi ký của cô làm văn bản đào tạo cho các chương trình AI. Nhiều nhà văn cũng bày tỏ sự cảnh giác khi có thông tin tiết lộ rằng các hệ thống AI đã hấp thụ hàng chục ngàn cuốn sách thành cơ sở dữ liệu của nó, dẫn đến vụ kiện của các tác giả, như Jonathan Franzen và John Grisham.
Trong khi đó, hãng dịch vụ ảnh Getty Images cũng đã kiện một công ty AI vì tạo ra hình ảnh dựa trên lời nhắc bằng văn bản do sử dụng trái phép tài liệu hình ảnh có bản quyền của hãng...
Người dùng có thể vướng phải những rắc rối về bản quyền khi "vô tư" sử dụng các "tác phẩm" mà mình đã nhờ công cụ AI "sáng tác". Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng công cụ AI để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo.
Ở một vấn đề khác, ứng dụng AI gây rối trí cho người dùng khi không thể phân biệt được tính thật - giả của một nội dung nào đó. Các nhà xuất bản và tòa soạn báo có thể lúng túng khi tiếp nhận bản thảo tác phẩm. Các giáo viên cũng gặp khó khi không biết bài làm của học sinh có sử dụng AI hay không.
Cộng đồng giờ đây sẽ phải cảnh giác cao hơn vì không biết nội dung nào là thật, nội dung nào là giả. Chẳng hạn, người bình thường sẽ khó lòng phát hiện một tấm ảnh có bị AI "bùa phép", chỉnh sửa hay không.
Cần quy định pháp lý về sử dụng AI
Trong khi chờ những công cụ ứng dụng có thể phát hiện sự can thiệp của AI, cơ quan quản lý cần sớm có quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể về việc sử dụng công nghệ này tạo ra nội dung riêng. Quy định pháp lý cần thể hiện cho mọi người biết nội dung, tác phẩm đã được AI can thiệp, chẳng hạn mặc định gắn dấu mờ watermark lên hình ảnh đã qua tay AI.
Anh Phúc
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/mat-trai-cua-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-196240227204333618.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)
CÁC TIN KHÁC
- Google đổi giao diện đặc biệt chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3 (08/03/2024)
- Điều gì sẽ xảy ra khi lộ lọt thông tin cá nhân? (06/03/2024)
- Meta lên tiếng xác nhận lỗi kỹ thuật khiến hàng loạt người dùng 'đăng xuất' không lý do (06/03/2024)
- Facebook, Messenger, Instagram bị sập, người dùng bấn loạn (06/03/2024)
- iPhone 15 Pro Max ở Việt Nam giảm giá mạnh, rẻ hơn cả Thái Lan, Singapore? (04/03/2024)
- 5 ứng dụng khiến điện thoại Android dễ bị hack (28/02/2024)
- Google phủ nhận việc khai tử Gmail (27/02/2024)
- Cảnh báo từ sạc nhanh, sạc dự phòng giá rẻ (27/02/2024)
- Tắt sóng 2G điện thoại "cục gạch" không hợp chuẩn từ 1-3, người dùng có ảnh hưởng ra sao? (26/02/2024)
- Facebook khuyên cha mẹ cần làm gương cho con khi dùng mạng xã hội (26/02/2024)
- Có nên bỏ iPhone ướt vào thùng gạo? (22/02/2024)
ƯU ĐÃI NGẬP TRÀN KHI KHÁCH HÀNG MUA XE TRONG THÁNG 7 NÀY
Honda City giảm 100% Lệ phí trước bạ. Áp dụng cho tùy phiên bản
- LÁI XE AN TOÀN CÙNG HONDA Ô TÔ ĐẮK LẮK – BUÔN MA THUỘT
- FEEL THE PERFORMANCE – TRẢI NGHIỆM CẢM GIÁC VƯỢT TRỘI CÙNG HONDA ÔTÔ ĐẮK LẮK – BUÔN MA THUỘT
- HYUNDAI ĐẮK LẮK - ĐIỂM ĐẾN UY TÍN TRONG LĨNH VỰC Ô TÔ
- CHƯƠNG TRÌNH LÁI THỬ XE CÙNG HONDA ÔTÔ ĐẮK LẮK
- Hướng dẫn phát triển dịch vụ, sản phẩm du lịch trải nghiệm
- Giá cà phê hôm nay 12-12: Đua nhau chốt lời
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024
- Công an làm việc với người phụ nữ vừa lái xe vừa cầm mic hát karaoke
- Giá cà phê hôm nay 13-12: Tăng trở lại, ông “trùm” cà phê lý giải điều gì?
- Vụ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Chở quá số người quy định
- Giá cà phê hôm nay 14-12: Đoán sai giá, nhiều nhà buôn “hú hồn”
- Giá xăng E5RON92 giảm 3 đồng/lít, xăng RON95 tăng 33 đồng/lít
- Kế hoạch chi tiết thi hành Luật Điện lực, chờ "cải cách" lớn về giá điện
- Thu thập ảnh chân dung, vân tay công dân làm thủ tục xuất - nhập cảnh
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN