Cách nào bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?
13:49 | 25/11/2024
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ là “bài toán” của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
Ảnh minh họa.
Trẻ em đối mặt nhiều nguy cơ trên mạng
Trong tuần qua, nhân dịp Ngày Trẻ em Thế giới với chủ đề “Lắng nghe tương lai”, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã công bố Báo cáo “Đánh giá Sự tham gia của trẻ em Việt Nam” 2024, hay còn gọi là báo cáo khảo sát “Tiếng nói trẻ em Việt Nam”. Đây là báo cáo được thực hiện bởi Viện MSD năm 2024, được Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SCI) tài trợ. Khảo sát thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam gồm: Yên Bái, Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, TP HCM và Đồng Tháp trong thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024, với sự tham gia chia sẻ ý kiến từ 831 trẻ em.
Theo Báo cáo, bên cạnh các môi trường gia đình, trường học, cộng đồng, môi trường mạng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ em. Kết quả khảo sát cho thấy 83.9% trẻ em có sử dụng điện thoại, trong đó điện thoại thông minh chiếm 76%. 86.1% trẻ em được khảo sát có sử dụng mạng xã hội. 97% trẻ em được khảo sát sử dụng điện thoại từ 1h/ngày, trong đó gần 27% sử dụng điện thoại từ 5h/ngày. Mục đích sử dụng lớn nhất là giải trí gồm xem phim ảnh, nghe nhạc... (86%). Điều đáng lưu ý là tỷ lệ trẻ em vận dụng mạng xã hội để nâng tầm hiểu kiến thức là cao nhất khi so sánh với các kênh khác gồm trường học, gia đình, bạn bè, hội thảo/diễn đàn vì khả năng lựa chọn/kiểm chứng thông tin/kiến thức vẫn còn những hạn chế nhất định.
Tại Hội thảo chuyên đề “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”, bà Đinh Thị Như Hoa - Trưởng phòng Kiểm định an toàn thông tin - Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam nhận định sự gia tăng số trẻ sử dụng internet đang đưa đến nhiều mối nguy hại. Theo bà Hoa, có 5 mối nguy hại điển hình từ internet có thể tác động tiêu cực đến các em.
Một là “Tiếp cận thông tin không phù hợp”: Trẻ truy cập web đen có nội dung xấu, hay bị bạo lực mạng mà không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khoẻ thể chất và hành vi. Hai là “Phát tán rò rỉ, thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ”: Phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới hàng nghìn GB dữ liệu, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm (Nguồn Bộ Công An).
Ba là “Nghiện game, nghiện mạng xã hội, nghiện internet”: 70-80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích chơi game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 -15% (Số liệu WHO). Bốn là “Bắt nạt trực tuyến”: 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên, cho biết họ từng có liên quan đến một “vụ bắt nạt”. 21% đáp viên cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối. Thường những trẻ từ 10 - 14 tuổi sẽ bị bắt nạt qua mạng nhiều nhất (Nghiên cứu Microsoft). Năm là “Lôi kéo, dụ dỗ quấy rối lừa đảo... ép tham gia các hoạt động phi pháp”: Các đối tượng lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó 72.6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 26.4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau.
“Nếu không được phát hiện sớm, những thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sức khỏe thể chất và hành vi của trẻ”, bà Hoa chia sẻ.
Kết nối, hợp tác để bảo vệ trẻ em
Theo ông Đặng Vũ Sơn - Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA): Là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ khi chưa đủ kỹ năng để nhận diện và phòng tránh rủi ro trên mạng. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà là thách thức toàn cầu.
Ông Sơn cho rằng, "chìa khóa" để giải quyết các thách thức và mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là sự kết nối, hợp tác giữa các đơn vị, các bên liên quan. Hiệp hội An toàn thông tin mong muốn được đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, để cùng xây dựng môi trường mạng thực sự an toàn và bền vững cho thế hệ trẻ.
Theo bà Phan Thị Kim Liên (Tổ chức Tầm nhìn quốc tế tại Việt Nam - World Vision International Việt Nam): Trên internet trẻ em là người dùng, đồng thời cũng người tạo ra nội dung. Trẻ em có thể là người bị hại và cũng có thể là đối tượng gây hại, là đối tác của các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để các em nhận thức được những ảnh hưởng xấu trên mạng và có những hành động tự bảo vệ bản thân trên mạng.
Bà Liên kiến nghị các đơn vị, tổ chức cần tăng cường phối hợp nâng cao nhận thức, năng lực, vai trò, trách nhiệm của trẻ em khi để các em tương tác trên mạng xã hội; chung tay xây dựng văn hóa sử dụng mạng lành mạnh, thúc đẩy văn hóa, hình thành thói quen dùng mạng văn minh cho trẻ em. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thay đổi rất nhanh, những đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em cần nghiên cứu, trải nghiệm các hành vi, thói quen của trẻ để có những phát hiện sớm, kịp thời hỗ trợ khi các em gặp các vấn đề trên mạng.
Về vấn đề này, bà Đinh Thị Như Hoa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Theo bà, việc phối hợp này là rất cần thiết, các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Các Luật An toàn thông tin mạng (2015), Luật Trẻ em (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Luật An ninh mạng (2018) đều có quy định cụ thể trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Thầy Nguyễn Đức Huy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đông, Ba Vì, Hà Nội cho hay: Trong môi trường giáo dục hiện nay, khi công nghệ đang phát triển, tỷ lệ các em tham gia mạng xã hội rất cao. Có những trường hợp đăng tải, thậm chí phát sóng những hình ảnh nhạy cảm, bạo lực học đường, xúc phạm bạn bè đồng trang lứa. Xác định tầm quan trọng của việc này, nhà trường, các thầy cô đã thường xuyên dành thời gian trong các tiết học, trò chuyện để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời nhắc nhở, động viên các em… tham gia mạng xã hội lành mạnh, an toàn.
HẢI YẾN
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/cach-nao-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-10295130.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Đào tạo nhân lực để bắt kịp xu hướng (27/11/2024)
- Xây dựng “hệ sinh thái số” trong trường đại học (26/11/2024)
- Thầy giáo trẻ hết lòng vì học sinh thân yêu (26/11/2024)
- Tuyển sinh đại học năm 2025: Siết quy định xét học bạ và xét tuyển sớm (26/11/2024)
- Không cấm dạy thêm nhưng cần quản lý minh bạch (25/11/2024)
- Giá trị thực của chứng chỉ ngoại ngữ (25/11/2024)
- Hạn chế cộng điểm ưu tiên để công bằng khi vào đại học (25/11/2024)
- Điều chỉnh phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2025 (25/11/2024)
- Đọc sách để làm văn theo hướng mở (23/11/2024)
- Tuyển sinh đại học năm 2025: Nhiều thay đổi quan trọng (23/11/2024)
- Dạy thêm - học thêm: Tránh nhập nhằng giữa tự nguyện và ép buộc (22/11/2024)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 3-12: Rớt giá khủng khiếp như bong bóng vỡ
- Giá cà phê hôm nay 5-12: Bật tăng trong bất ngờ
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Bộ Y tế: Không đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết 2025
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 (mở rộng): Tập trung triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ lớn trong năm 2025
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tuỳ thân theo quy định
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động do "Gây dư luận xấu"
- Huyện Krông Bông: Phức tạp tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép
- ĐÓN GIÁNG SINH – RINH ƯU ĐÃI CÙNG HYUNDAI ĐẮK LẮK!
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN