A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên: Vẫn còn những rào cản

08:00 | 04/11/2013

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đối với ngành học thường xuyên, đây là thách thức không nhỏ bởi những hạn chế về con người, cơ sở vật chất…

Tiết Ngữ văn của cô Nông Bích Hằng (Trung tâm GDTX huyện Krông Pak) luôn thu hút đông đảo học viên.

Những năm gần đây, ngành giáo dục tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cơ bản nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học viên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Tùy điều kiện thực tế, các Trung tâm tăng cường hoạt động dự giờ, thao giảng, tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn… giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Theo đánh giá của Phòng GDTX (Sở GD-ĐT), một số giáo viên ngành GDTX đã biết vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống-hiện đại vào giảng dạy. Thay vì chỉ đọc-chép, giáo viên yêu cầu học viên cùng làm việc để tự tìm hiểu, khám phá kiến thức. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò trong từng bài giảng đã tránh được tình trạng dạy và học cứng nhắc, một chiều. Cô Nông Bích Hằng, Tổ trưởng tổ Xã hội, Trung tâm GDTX huyện Krông Pak chia sẻ: có một thực tế hiện nay học sinh ngại, thậm chí sợ học Văn. Do vậy, để chuẩn bị cho một giờ học chất lượng, tôi yêu cầu các em đọc bài trước khi đến lớp; trong giờ học thường xuyên gọi các em phát biểu và trả lời những câu hỏi với kiến thức đơn giản, phù hợp với năng lực. Trong suốt tiết học, tôi không giảng giải áp đặt kiến thức chủ quan của cá nhân mà hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu tác phẩm, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm giúp các em yêu thích và hứng thú với môn Văn”. Còn cô Nguyễn Tiến Ninh, giáo viên môn Toán, Trung tâm GDTX TP. Buôn Ma Thuột lại đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khác, theo kiểu “tiêu hóa” kiến thức. Cô Ninh cho biết: “Học viên bổ túc THPT chủ yếu có học lực trung bình, yếu. Những học viên này tiếp thu kiến thức ở trên lớp cũng giống như bộ máy tiêu hóa trong cơ thể hoạt động kém. Nếu cùng một lúc nhồi nhét toàn bộ thức ăn có trên bàn vào trong dạ dày, chắc chắn không cảm thấy vị ngon của từng loại thức ăn và bộ máy tiêu hóa sẽ mệt nhọc. Vì vậy, giáo viên phải biết chọn lọc ra những món ăn ngon, bổ dưỡng giúp cơ thể hấp thu tốt”. Bên cạnh những giáo viên tâm huyết, chịu khó tìm ra những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, dễ tiếp cận, vẫn còn những một bộ phận không nhỏ giáo viên ngại đổi mới, vẫn giữ nguyên thói quen dạy học nhồi nhét, chưa phát huy tính tích cực, chủ động của học viên, làm ảnh hưởng đến chất lượng  giáo dục, khiến xã hội băn khoăn, lo lắng, đặc biệt về kết quả thi tốt nghiệp bổ túc  văn hóa những năm gần đây. Năm 2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp bổ túc THPT là 71,88%, thì năm 2013 giảm xuống còn 55,15%.Có “cải” mà chưa “tiến”

Tự vượt lên chính mình

Cái khó của ngành học GDTX khá rõ: chất lượng đầu vào của học viên thấp, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hạn chế, cơ sở vật chất thiếu thốn… Nói như vậy không có nghĩa ngành học đặc thù này chỉ toàn những mảng tối, bởi bên cạnh những trung tâm hoạt động hiệu quả chưa cao thì vẫn có những đơn vị đã vượt lên chính mình, khẳng định vị thế bằng chất lượng dạy và học. Mặc dù tỷ lệ đỗ tốt nghiệp bổ túc giảm, nhưng hằng năm vẫn có những trung tâm GDTX tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp bổ túc đạt 100%. Năm 2012, Trung tâm GDTX huyện Ea Súp là đơn vị duy nhất có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%, trước đó năm 2011 là Trung tâm GDTX huyện Krông Năng. Chất lượng GDTX của tỉnh một lần nữa được ghi nhận qua kỳ thi giải Toán trên máy tính Casio, Vinacal năm học 2012 - 2013 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Vượt qua 15 đội tuyển của các tỉnh, thành phố như: Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế, Đoàn Dak Lak đoạt 20 giải, bao gồm 4 giải Nhất, 5 giải Nhì, 6 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Trong số 4 em đoạt giải Nhất, có 2 em là học sinh ở các trung tâm GDTX là Nguyễn Thanh Đạt (Trung tâm GDTX tỉnh) và Trần Văn Nguyên (Trung tâm GDTX huyện Ea Súp). Ông Hoàng Xuân Việt, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Ea Súp chia sẻ: để nâng cao chất lượng giáo dục, ngoài yêu cầu mỗi giáo viên phải tự đổi mới phương pháp giảng dạy, Trung tâm đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học viên. Đầu năm học, tất cả giáo viên phải xây dựng bộ đề kiểm tra một tiết và kiểm tra học kỳ. Thay vì kiểm tra theo từng lớp, Trung tâm tổ chức kiểm tra tập trung cho tất cả các môn học bảo đảm tiêu chí “3 thật”: kiểm tra thật, đánh giá thật và chất lượng thật. Nhờ việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nghiêm túc đã giúp học viên thấy được học lực thực tế từ đó có hướng phấn đấu, nỗ lực hơn trong học tập. Được đánh giá là một trong những trung tâm GDTX hoạt động hiệu quả, nhiều năm qua Trung tâm GDTX huyện Krông Năng đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Theo ông Nguyễn Tài Hùng, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Krông Năng: “Mấu chốt để nâng cao chất lượng dạy học, trước hết phải thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới. Sự đổi mới bắt đầu từ tình yêu thương, hết lòng vì học sinh sẽ “truyền lửa” cho các em sự hứng thú trong học tập, hình thành ý thức tự học, tự rèn luyện”. tốt nghiệp bổ túc đạt 100%. Năm 2012, Trung tâm GDTX huyện Ea Súp là đơn vị duy nhất có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%, trước đó năm 2011 là Trung tâm GDTX huyện Krông Năng.

Chất lượng GDTX của tỉnh một lần nữa được ghi nhận qua kỳ thi giải Toán trên máy tính Casio, Vinacal năm học 2012 - 2013 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Vượt qua 15 đội tuyển của các tỉnh, thành phố như: Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế, Đoàn Dak Lak đoạt 20 giải, bao gồm 4 giải Nhất, 5 giải Nhì, 6 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Trong số 4 em đoạt giải Nhất, có 2 em là học sinh ở các trung tâm GDTX là Nguyễn Thanh Đạt (Trung tâm GDTX tỉnh) và Trần Văn Nguyên (Trung tâm GDTX huyện Ea Súp). Ông Hoàng Xuân Việt, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Ea Súp chia sẻ: để nâng cao chất lượng giáo dục, ngoài yêu cầu mỗi giáo viên phải tự đổi mới phương pháp giảng dạy, Trung tâm đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học viên. Đầu năm học, tất cả giáo viên phải xây dựng bộ đề kiểm tra một tiết và kiểm tra học kỳ. Thay vì kiểm tra theo từng lớp, Trung tâm tổ chức kiểm tra tập trung cho tất cả các môn học bảo đảm tiêu chí “3 thật”: kiểm tra thật, đánh giá thật và chất lượng thật. Nhờ việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nghiêm túc đã giúp học viên thấy được học lực thực tế từ đó có hướng phấn đấu, nỗ lực hơn trong học tập. Được đánh giá là một trong những trung tâm GDTX hoạt động hiệu quả, nhiều năm qua Trung tâm GDTX huyện Krông Năng đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Theo ông Nguyễn Tài Hùng, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Krông Năng: “Mấu chốt để nâng cao chất lượng dạy học, trước hết phải thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới. Sự đổi mới bắt đầu từ tình yêu thương, hết lòng vì học sinh sẽ “truyền lửa” cho các em sự hứng thú trong học tập, hình thành ý thức tự học, tự rèn luyện”.

Đối tượng vào học tại các Trung tâm GDTX có chất lượng đầu vào thấp, nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn và có thể nói là rất đặc biệt. Điều kiện học tập cũng như sự quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế, vì vậy nâng cao chất lượng dạy học không chỉ là nhiệm vụ của mỗi Trung tâm mà còn là trách nhiệm đối với xã hội, với ngành, với người học - ông Phan Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT nhấn mạnh. 

 Nguyên Hoa

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ