A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thận trọng khi xây dựng đề án

10:16 | 24/05/2018

Vừa ban hành, Đề án đổi mới thi THPT quốc gia với tổng kinh phí tới gần 750 tỉ đồng đã sớm bị thu hồi. Lý do để thu hồi đề án này được chính Bộ GD&ĐT thừa nhận là do vấn đề tài chính.

Theo đó, sau khi kiểm tra, Bộ nhận thấy “nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi”.

Đổi mới để giảm tải chứ không phải gây áp lực lên vai người học.

Thời điểm này, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 còn đúng một tháng nữa sẽ diễn ra. Vì thế, ngay sau khi nghe tin việc Bộ GD&ĐT phê duyệt, công bố Đề án đổi mới thi THPT quốc gia giai đoạn 2018- 2020, với số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng, dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Bởi một kỳ thi “2 trong1”- nằm trong lộ trình đổi mới thi cử được lên dây cót từ rất lâu, cũng đã được triển khai từ năm 2015, đến nay bước sang năm thứ 4, sao bây giờ mới có Đề án “đổi mới”? Cũng phải nói rõ thêm là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia thực chất được gộp bởi hai kỳ thi: Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, nhằm xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí, gánh nặng cho xã hội. Quy chế của kỳ thi gộp này đã được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/2/2015.

Trở lại với Đề án nói trên, TS Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, theo Đề án vừa thu hồi thì nội dung thi THPT quốc gia không có gì mới lại không có tính bền vững, trong khi những thay đổi tác động mạnh vào quá trình dạy học, chất lượng dạy học thì không thấy. Ông Lâm cũng  băn khoăn rằng việc Bộ GD&ĐT dồn nhiều tiền vào việc xây dựng một ngân hàng đề thi nhưng chỉ sau ba năm nữa, khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được triển khai, sẽ có sự thay đổi thì ngân hàng đề thi này sẽ được sử dụng thế nào?

Đây cũng là băn khoăn của nhiều chuyên gia giáo dục, rằng nếu sau năm 2020, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, Đề án nói trên có phải thay mới hay không? Lượng câu hỏi trong ngân hàng còn phù hợp không hay lại phải bổ sung, thay thế số câu hỏi mới? Nếu thay mới Đề án thì kinh phí sẽ đội lên là bao nhiêu?

Những phân tích khác cũng chỉ ra, tuy Đề án có tên “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020”, nhưng tại nội dung Đề án này, trong 3 năm thực hiện (từ năm 2018 đến 2020), kỳ thi THPT quốc gia về cơ bản không thay đổi so với phương án thi THPT quốc gia đã thực hiện năm 2017 và phương thức thi THPT quốc gia năm 2018 đã công bố. Đáng lưu ý, Đề án chỉ có thêm một điểm mới là việc chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và phần mềm phục vụ kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2021. Theo đó từ năm 2021, thí sinh dự thi THPT quốc gia sẽ thi trên máy tính nếu điều kiện cho phép.

Bộ GD&ĐT cho biết thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính. Nhưng rõ ràng, việc Bộ GD&ĐT vội vã thu hồi Đề án đổi mới thi với chi phí 750 tỉ đồng đã để lại nhiều dấu hỏi về cách xây dựng Đề án đổi mới giáo dục của cơ quan này. Theo các chuyên gia giáo dục, bản thân Đề án và thông báo thu hồi Đề án cho thấy việc xây dựng đề án xác định không trúng vấn đề của kỳ thi THPT, thiếu cơ sở khoa học, thiếu mạch lạc, dẫn đến sự trùng lắp các hoạt động.

Việc ban hành Đề án và rút lại cho thấy sự chuẩn bị cho một đề án “đổi mới” thi cử rất cẩu thả, thiếu sự chuyên nghiệp - lẽ ra không nên có ở môi trường giáo dục. Hơn thế, việc “vẽ” ra số tiền rất lớn như vậy, với số tiền tập trung cho đề thi quá nhiều (266 tỉ dồng) là quá nhiều, thiếu cơ sở tính toán hợp lý. Trong khi thi cử là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, khi chúng ta đang tích cực chuẩn bị đưa vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Thi cử cũng là để đánh giá quá trình đào tạo giáo dục phổ thông. Do vậy, cần nghiên cứu thận trọng, làm sao cho vừa bảo đảm tính khoa học của thi cử, kiểm tra, đánh giá vừa bảo đảm tính thực tế của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Việc Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện Đề án đã thu hồi đang đặt ra mong muốn từ dư luận xã hội, rằng việc việc đổi mới thi cử cần theo đúng tinh thần  gọn nhẹ hơn, đảm bảo tính trung thực khách quan và nội dung, hình thức thi phải chuyển từ kiểm tra ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực học sinh. Từ đó sẽ tác động tích cực trở lại phương pháp dạy học. Để thực hiện điều này cần có một lộ trình rất cụ thể để tránh đổi mới mang tính hình thức, nửa vời, kém hiệu quả, tốn tiền từ ngân sách nhà nước. Quan trọng hơn là đổi mới để giảm tải chứ không phải gây áp lực nên vai người học, gây lo lắng cho xã hội. 

Vi Cầm 

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ