A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Kiểm tra chuẩn tiếng Anh: Giáo viên băn khoăn

08:10 | 20/12/2018

Mới đây, sau khi tiếp nhận thông báo về kế hoạch rà soát, kiểm tra trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Anh trên địa bàn toàn tỉnh của Sở GDĐT Thanh Hóa,...

...nhiều GV tiếng Anh tại đây thực sự bất ngờ và lo lắng vì rằng thời gian học ở bậc đại học (ĐH) và thi nâng cao hàng năm trong suốt quá trình công tác đã đạt chuẩn nhưng nay với quy định này, họ phải đi học lại để đạt chuẩn.

Trụ sở Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa.

“Chuẩn” cũng phải học lại

Họ lo lắng là bởi, nhiều năm nay, thực hiện Đề án về “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025” của Chính Phủ, nhiều GV tiếng Anh của tỉnh Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn để đi học, ôn thi nâng cao chất lượng ngoại ngữ nhằm được cấp chứng chỉ đạt chuẩn. Tại các cuộc thi này, đơn vị tổ chức là Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa và các trường ĐH có uy tín trong nước là đơn vị đào tạo, đánh giá và cấp chứng chỉ. 

Tuy nhiên ngày 17/9/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa bất ngờ ra Quyết định số 3475/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn đến năm 2025 và Công văn số 2603/SGDĐT-GDTrH của Sở GDĐT tỉnh này ngày 18/10/2018, thông báo kế hoạch rà soát, kiểm tra trình độ năng lực GV tiếng Anh.

Theo nội dung công văn, tất cả GV tiếng Anh các cấp học đều phải tham gia khảo sát, kiểm tra trình độ năng lực. Sau khảo sát, nếu GV nào chưa đạt chuẩn thì phải bồi dưỡng để đạt chuẩn theo yêu cầu. Những GV không tham gia coi như không đạt chuẩn, Sở GDĐT xây dựng phương án điều chuyển, bố trí công việc khác, phù hợp với chính sách tinh giản biên chế.

Thời gian thực hiện việc khảo sát là tháng 1/2019, tổ chức đào tạo từ tháng 2 đến tháng 5/2019 và tổ chức kiểm tra vào tháng 7/2019. Có khoảng 500 học viên mỗi đợt (tổng 2 đợt là 1.000 học viên). Kinh phí do học viên tự túc.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều GV đang giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho biết: Có rất nhiều trường hợp đã đạt chuẩn (GV Tiểu học, THCS đạt bậc 4; THPT đạt bậc 5). Tuy nhiên, tại công văn 2603/SGDĐT-GDTrH, Sở GDĐT Thanh Hóa lại “quên” đi các trường hợp đã đạt chuẩn và yêu cầu tất cả phải tham gia khảo sát, kiểm tra lại trình độ năng lực ngoại ngữ.

Nói về vấn đề trên, cô giáo Hoàng Thị H.A. không giấu được sự khó hiểu của mình: “Nâng cao năng lực là để dành cho những người chưa đủ năng lực hoặc chưa đạt chuẩn. Những trường hợp được đào tạo qua các trường ĐH chính quy, được Bộ GDĐT cấp bằng tốt nghiệp đã là một sự công nhận đạt chuẩn cao nhất (chưa kể hàng năm vẫn phải đi học để nâng cao, trau dồi thêm kiến thức theo quy định). Vậy thì rà soát gì nữa!”.

Cũng theo cô H.A.: “Hiện chúng tôi hết sức hoang mang và lo lắng, vì đợt khảo sát này, các GV đều phải học và thi, mọi công việc chuyên môn, gia đình bị ảnh hưởng. Thậm chí gây ra nhiều tốn kém về kinh tế. Nếu rủi vì lý do nào đó không đạt, bị tinh giản, điều chuyển thì phải làm thế nào?”.

 Thêm vào đó, sự “vênh” giữa nội dung Quyết định của tỉnh Thanh Hóa và công văn của Sở GDĐT cũng đang gây nhiều thắc mắc cho các GV nằm trong diện phải kiểm tra, rà soát.

Cụ thể: Trong quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Về kinh phí khảo sát, học và thi đều được tỉnh hỗ trợ. Nhưng Công văn của Sở thì lại quy định: Toàn bộ kinh phí do GV tự túc? Tìm hiểu thêm từ các quyết định, chúng tôi được biết: Theo Quyết định số 3475/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, kinh phí khảo sát, tổ chức thi cấp chứng chỉ cho GV ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2025 là gần 10 tỷ đồng. Kinh phí này được trích từ nguồn sự nghiệp giáo dục trong dự toán ngân sách của tỉnh hàng năm.

Có sự hiểu nhầm?

Đem những vấn đề bất cập trên đến Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi được ông Nguyễn Thế Hải- chuyên viên Phòng THPT Sở GDĐT xác nhận: Đơn vị đã nhận được những phản ánh của các GV và Sở cũng đã có công văn gửi Bộ GDĐT xin ý kiến. 

Về vấn đề kinh phí hỗ trợ của tỉnh, ông Hải cho biết: Đối với kinh phí tham gia khảo sát, đào tạo và thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ thì trước đây thuộc đề án của quốc gia, kinh phí từ Trung ương rót về, nên các GV tiếng Anh tham gia vào đề án này đều được hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, đợt này là đề án của tỉnh, nên tỉnh chỉ chi trả về kinh phí khảo sát và kinh phí thi cấp chứng chỉ. “Sau khảo sát, GV nào không đạt chuẩn thì phải tự túc kinh phí để đi học, tỉnh không hỗ trợ kinh phí này. Có thể các GV đã không đọc kỹ công văn của Sở nên hiểu nhầm rằng, tất cả các kinh phí tham gia đề án đều được hỗ trợ”- ông Hải nói.

Ngoài ra, theo ông Hải, nếu các GV trên địa bàn không tham gia khảo sát, coi như không đạt chuẩn và Sở GDĐT xây dựng phương án điều chuyển, bố trí công việc khác, phù hợp với chính sách tinh giản biên chế. “Việc này, Sở GDĐT Thanh Hóa thực hiện theo đúng Quyết định 3475/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa”- ông Hải nói.    

* 20 thí sinh đạt Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc 2018

Vòng chung kết “Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc 2018” vừa diễn ra tại Hà Nội với 150 thí sinh thử sức, giao lưu với 2 phần chính là làm bài thi viết và hùng biện theo chủ đề. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 20 giải cho 20 thí sinh đạt Trạng nguyên xuất sắc nhất. “Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc 2018” là sân chơi dành cho các em học sinh yêu thích môn tiếng Anh ở lứa tuổi tiểu học trên cả nước. Festival được khởi động từ tháng 3/2018 và lan tỏa tại một số tỉnh thành, địa phương như: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Ban tổ chức đã nhận được gần 3.000 bài dự thi và video clip của các học sinh tiểu học cả nước gửi về.    Hàn Minh

Nguyễn Chung

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ