A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thách thức của Bộ GD-ĐT

13:15 | 31/07/2014

Nhiều năm qua, mỗi năm, ngành giáo dục nước ta có 2 kỳ thi quốc gia là tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ. Hai kỳ thi liền kề nhau và đều rất tốn kém.

Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT làm tiêu tốn của xã hội khoảng hơn 200 tỉ đồng; kỳ thi ĐH, CĐ tốn kém hơn nhiều vì thi theo cụm, khu vực.

Không chỉ tốn kém, 2 kỳ thi này còn gây áp lực lớn đối với thí sinh và với cả xã hội. Tuy nhiên, 2 kỳ thi lại chất lượng hoàn toàn khác nhau. Kỳ thi tốt nghiệp THPT gần như là hình thức khi nhiều năm qua đều có tỉ lệ đỗ tiệm cận 100% . Riêng kỳ thi ĐH, CĐ được đánh giá là nghiêm túc và chất lượng.

Từ kỳ thi nghiêm túc đó buộc chúng ta phải nghĩ đến một kỳ thi quốc gia với yêu cầu phải đạt cho được 2 mục đích là vừa dùng để công nhận tốt nghiệp THPT vừa làm cơ sở cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.

Ý tưởng này đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận bày tỏ trong phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi nhưng để thực hiện được nó là một thách thức rất lớn. Không thể phủ nhận Bộ GD-ĐT đang rất quyết tâm đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục nhưng những bước đi đổi mới rất chậm và nếu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không hạ quyết tâm phải có một kỳ thi quốc gia chung vào năm học tới, chưa chắc Bộ GD-ĐT đã có dự thảo 3 phương án cho một kỳ thi chung được trình bày tại hội nghị tổng kết năm học vừa rồi.

Cả 3 phương án đề ra thực chất đều dựa trên nguyên tắc “học gì thi đó” và cả ba vẫn chỉ là những phương án được đề xuất để lấy ý kiến xã hội và vẫn còn có những phương án khác để cuối cùng chọn phương án tối ưu nhất thỏa mãn 2 yêu cầu của một kỳ thi chung.

Đó cũng là thách thức rất lớn với Bộ GD-ĐT trong công cuộc đổi mới giáo dục. Nếu chất lượng một kỳ thi chung đạt yêu cầu thì các trường ĐH, CĐ có thể dựa vào đó để làm cơ sở tuyển sinh; còn nếu thất bại thì các trường ĐH, CĐ tổ chức thi riêng, đó là chuyện tất yếu.

Trình độ nhận thức xã hội hiện nay nói chung và về giáo dục nói riêng đã khác xa so với cách đây 10-15 năm. Khoa học giáo dục cũng đã phát triển khác về chất và Việt Nam đủ các chuyên gia giỏi về giáo dục để góp ý cho Bộ GD-ĐT. Đó cũng là cơ sở để có thể tin rằng một kỳ thi quốc gia chung chất lượng sẽ được tổ chức nghiêm túc vào năm tới.

Ở một góc độ khác, dù cải cách thi cử là khâu đột phá nhưng nền tảng giáo dục quốc gia mới thật sự quan trọng. Nền tảng đó phải có một nền giáo dục phổ thông đáng tin cậy, trong sạch, từ quản lý cơ sở vật chất đến đạo đức, phẩm chất của thầy cô giáo, chất lượng dạy và học… Một nền tảng giáo dục phổ thông tốt thì một kỳ thi quốc gia chung chất lượng là hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Lưu Nhi Dũ

    Nguồn: Nld.com.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ