A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Ngân hàng có thể bị phạt lên đến 500 triệu đồng nếu ép khách hàng mua bảo hiểm kèm khoản vay

11:08 | 28/11/2024

Dự thảo Nghị định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đề xuất mức phạt từ 400-500 triệu đồng đối với các ngân hàng vi phạm quy định bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Đây là động thái quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng "ép" khách hàng mua bảo hiểm để được vay vốn đã gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

NHNN đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Dự thảo này được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành trong Luật Các Tổ chức tín dụng và Luật Phòng, chống rửa tiền mới nhất, đồng thời bổ sung nhiều chế tài nghiêm khắc hơn để phù hợp với thực tế.

Việc luật hóa quy định cấm bán bảo hiểm không bắt buộc gắn với sản phẩm ngân hàng được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng "bia kèm lạc", vốn đang làm xói mòn lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.

Dự thảo quy định mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng cho các hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng; Hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến chính sách tiền tệ quốc gia hoặc an toàn hệ thống ngân hàng; Gắn bán bảo hiểm không bắt buộc với sản phẩm ngân hàng, vi phạm quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng; Sử dụng sai từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng, trái với quy định pháp luật.

Ngoài ra, các vi phạm về quy trình quản lý rủi ro, phân loại khách hàng không đúng mức độ rủi ro hoặc không thực hiện đầy đủ quy định với khách hàng nước ngoài cũng bị phạt từ 150-200 triệu đồng.

Thời gian gần đây, hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đã trở thành nguồn thu lớn, mang về hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các ngân hàng thương mại. Với mức chiết khấu từ 25-40% trong năm đầu tiên, bán bảo hiểm đã trở thành chỉ tiêu bắt buộc mà các nhân viên ngân hàng phải hoàn thành.

Áp lực doanh số này thường đẩy sang khách hàng, buộc họ phải mua bảo hiểm như một "phí ẩn" để được vay vốn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng mà còn làm méo mó bản chất của bảo hiểm nhân thọ - một sản phẩm nhằm dự phòng tài chính cho tương lai.

Luật sư Nguyễn Phi Sơn nhận định: "Bảo hiểm nhân thọ vốn là sản phẩm tài chính giúp bảo vệ trước rủi ro, nhưng vấn đề nằm ở việc tư vấn đúng và đủ thông tin cho khách hàng. Đồng thời, cần tăng cường giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý để ngăn chặn hành vi gắn bán bảo hiểm không bắt buộc với khoản vay.

Ngoài ra, các ngân hàng cần cải thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát hiện sớm và xử lý triệt để các vi phạm liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm”.

Dự thảo Nghị định mới là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi khách hàng, minh bạch hóa hoạt động kinh doanh ngân hàng, và thiết lập lại niềm tin vào thị trường tài chính. Với chế tài mạnh mẽ, tình trạng ép mua bảo hiểm không bắt buộc có thể sớm được kiểm soát, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững.

Trần Bình

Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/ngan-hang-co-the-bi-phat-len-den-500-trieu-dong-neu-ep-khach-hang-mua-bao-hiem-kem-khoan-vay-10295435.html

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai T12

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ