A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Gỡ nút thắt, thực tế chưa như kỳ vọng

09:41 | 21/05/2018

Sau 4 năm Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, các chỉ số liên quan đến doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn duy trì mức tăng trưởng, tuy nhiên chưa đạt được như kỳ vọng.

Giới chuyên gia cho rằng, tuy chúng ta nói nhiều đến gỡ “nút thắt” để doanh nghiệp phát triển nhưng cũng chưa được nhiều.

Khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ “khó lớn”.

Doanh nghiệp vẫn “khó lớn”

Tại lễ công bố báo cáo thường niên doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2017-2018, với chủ đề DN trong nền kinh tế số (tổ chức ngày 17/5 tại Hà Nội), người ta thấy rằng điều kiện để DN bứt phá vẫn hạn chế. Khu vực DN tư nhân tuy đã có một số cải thiện trong năm 2017 nhưng xu hướng DN nhỏ lại vẫn gia tăng, DN quy mô trung bình và lớn ít. Mục tiêu 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 được coi là hết sức khó khăn (theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP).

Năm 2017, có thể coi là năm bứt phá về số lượng DN mới thành lập. Con số cụ thể là 126.859 DN, cao nhất so với tất cả cac năm trước đó. Như vậy, số lượng DN đăng ký thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 đến nay đã vượt con số 1 triệu.

Tuy nhiên, số DN thực sự hoạt động thấp hơn nhiều. Theo Tổng cục Thống kê, số DN hoạt động tính đến hết năm 2017 chỉ vào khoảng 561.064 nghìn, bằng một nửa số với số lượng DN đã đăng ký thành lập.

Đáng chú ý, theo đại diện Viện Phát triển DN Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu kết hợp yếu tố lao động và vốn đăng ký bình quân thì quy mô DN đăng ký thành lập mới hàng năm giai đoạn 2013-2017 tăng lên về vốn nhưng giảm về lao động, tính trong giai đoạn 2015-2017.  

Cũng theo cơ quan chức năng, số lượng DN giải thể năm 2017 giảm 2,93% song vẫn nhiều hơn so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Đặc biệt, năm 2017 DN quay trở lại hoạt động giảm 0,9% so với năm 2016 sau 4 năm liên tục tăng. “Điều này phản ánh cơ hội kinh doanh và niềm tin vào thị trường của DN chưa cao, trong khi còn nhiều nút thắt phát triển”- theo đại diện Viện Phát triển DN (VCCI).

Ở một khía cạnh khác, cũng rất đáng quan tâm khi tỷ lệ lỗ cao ở khu vực DN nhỏ và cực nhỏ, cũng như số lượng DN ngừng hoạt động và giải thể ở khu vực này đạt gần như cao nhất từ trước tới. Điều đó cho thấy khu vực này rất dễ tổn thương. Đi cùng đó, giới chuyên gia cũng nhận thấy, sức cạnh tranh của khối DN nhỏ không cao, bằng chứng thông qua các con số nghiên cứu cho thấy năng lực của DN nhỏ vẫn chưa được cải thiện so với các năm trước. 

Truy tìm nguyên nhân, giới chuyên  gia cho rằng những vấn đề “cố hữu” của DN nội vẫn chưa được giải quyết, thậm chí còn diễn biến theo chiều hướng kém đi ở một số tiêu chí.

Tìm cách gỡ nút thắt

Để gỡ nút thắt cho DN phát triển, đặc biệt là với khối DN tư nhân, nhiều chuyên gia cho rằng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Đặc biệt, cần tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, loại bỏ rào cản bất hợp lý.

Thời gian qua, nhiều bộ/ngành đã mạnh dạn cắt bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh vỗn tồn tại bấy lâu được hiểu như bảo vệ lợi ích cục bộ. Tuy nhiên, thời gian chưa đủ để “ngấm chính sách”; thêm nữa cho dù điều kiện “làm khó” đã ít đi nhưng với những cán bộ trực tiếp làm việc với DN vẫn chưa thay đổi tư duy “ban phát”, vẫn không chấp nhận mình là người phục vụ.

Còn nhớ cuối tháng 1 vừa qua, tại tọa đàm “Mở những nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững”, do Ủy ban kinh tế Quốc hội và Viện Đào tạo, tư vấn và phát triển kinh tế tổ chức, giới chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt nút thắt cản trở nền kinh tế phát triển và đưa ra nhiều khuyến nghị xác đáng.

Theo TS Đặng Văn Thanh (CLB các nhà công thương Việt Nam) thì còn rất nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo của Chính phủ, của cộng đồng DN, kể cả người dân để biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển.

Rõ hơn, ông Trần Kim Chung (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương- CIEM) cho rằng, để đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng khoảng 8% trong 10 hoặc 20 năm tiếp theo. Muốn làm được điều đó, tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng khoảng 7%/năm. Tuy nhiên, điều này rất khó, bởi năm 2017, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt 6%.

Một khó khăn khác thuộc nội tại cộng đồng DN chính là việc đã quá quen  dựa vào lao động giá rẻ, trình độ công nghệ thấp. Trong khi đất đai, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Nhiều năm cố gắng, nhưng DN nội vẫn hạn chế cả về quy mô lẫn năng lực điều hành, dẫn tới hạn chế về khả năng cạnh tranh.

Về điều này, theo giới chuyên gia, tuy nền kinh tế đạt thặng dư thương mại nhưng xuất khẩu phần lớn là do các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tạo nên. Trong khi đó, khối DN nội lại thiếu tính kết nối với các DN FDI. Bản thân các DN nội lại có sự cạnh tranh ngầm một cách không minh bạch với nhau nên đã yếu lại yếu hơn. Vai trò của khối DN nội tham gia chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu của các DN FDI còn rất hạn chế.

Cùng đó, ý kiến từ cộng đồng DN cho rằng, chính sách thuế hiện vẫn chưa thỏa đáng, DN phải nộp nhiều loại thuế, thuế cao, dẫn đến việc khó tích lũy để có vốn đầu tư mở rộng sản xuất. “Kể cả duy trì được sản xuất với DN nhỏ cũng đã là rất khó khăn”- TS Nguyễn Thành Nguyên, một chuyên gia kinh tế độc lập nhận xét.    

Theo TS Nguyễn Sỹ Dũng- nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội  thì cần đặc biệt quan tâm hơn đến doanh DN nhỏ và vừa, không thể để sức khỏe của khối DN này yếu đi do phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Một kết quả khảo sát trên 10.000 DN nhỏ và vừa do VCCI thực hiện cho thấy, đa phần khối DN này gặp khó khăn về tài chính. Cụ thể, nếu như 76% DN lớn của Việt Nam vay vốn được từ ngân hàng thì tỷ lệ này dành cho DN vừa là 72%, DN nhỏ 60% và DN siêu nhỏ chỉ ở mức 38%.

Đỗ Quang

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ