A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nhân lực cho nền cách mạng công nghiệp 4.0: Chuyển đổi để thích ứng

09:23 | 23/05/2018

Bà Nguyễn Thị Hằng- Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp và công tác xã hội cho rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên cũng sẽ rất khó thành hiện thực nếu ngay từ bây giờ không có những chính sách đồng bộ nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Bà Nguyễn Thị Hằng.

PV: Hiện nay chúng ta đã tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, theo bà người lao động Việt Nam, các trường nghề phải trang bị cho sinh viên hành trang như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Hằng: Tôi thấy rằng các trường phải đưa chương trình, giáo trình tự động, bán tự động vào, tức là dần dần đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào. Đồng thời, phải kết nối với doanh nghiệp, người ta có công nghệ, máy móc mới, sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà trường.

Nghĩa là mình phải thay đổi cả chương trình và thay đổi cả thiết bị. Hiện có rất nhiều ngành nghề mới mở ra. Cho nên các trường nghề phải tiếp cận được các ngành nghề này.

Ví dụ bây giờ có hàng chục triệu người nước ngoài vào Việt Nam du lịch. Bản thân người lao động thì làm việc rất căng thẳng, nên những dịch vụ phục vụ sức khỏe rất cần thiết.

Ngay cả cái răng, cái tóc cần được chăm sóc như thế nào người ta cũng rất cần cung cấp dịch vụ.

Các ngành dịch vụ từ giúp việc gia đình, chế biến thực phẩm, phục hồi sức khỏe, làm đẹp… thu hút tới hàng chục triệu người lao động…

Như thế, chúng ta cũng cần phải chuyển nghề, mở ra các nghề mới. 

Theo bà, đội ngũ lao động tới đây có nguy cơ thừa ra ở ngành giầy da, may mặc… phải làm gì để không bị thất nghiệp, thưa bà?

- Tình trạng này đã và đang có rồi. Chỉ có một cách là chuyển nghề thôi. Có thể chuyển sang làm những ngành dịch vụ như tôi vừa nói ở trên. 

Hiện các doanh nghiệp phản ánh là họ đang rất thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là cấp quản lý. Các trường nghề làm gì để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp?

- Hiện các trường chủ yếu đào tạo thợ không. Theo tôi thời gian tới, các trường cần đào tạo chuyên gia các lĩnh vực. Chương trình, giáo trình, thiết bị cũng theo đó phải thay đổi.

Vấn đề sản xuất chương trình là nhà nước phải sản xuất, thứ hai đa dạng giáo viên, thứ ba phải chỉ cho người ta nơi nào được kiểm tra, cấp bằng và chứng chỉ hành nghề. 

Mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT bỏ quy định điểm sàn, các trường nghề lo không có người vào học. Bà có lời khuyên nào cho các trường không?

- Tôi nghĩ cái này xã hội phải tự điều chỉnh. Quan trọng là học có việc làm hay không? Hạ điểm sàn, không có điểm sàn nhưng thực tế là xã hội không cần thì học xong cũng không có việc làm. Học đại học ra không có việc làm thì làm sao thế hệ trẻ có niềm tin?

Như thế là các trường phải thay đổi. Người dân cũng phải thay đổi. Nhưng trước hết cơ quan chức năng phải thay đổi, phải thông tin thật, thông tin đúng, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu để điều chỉnh chính sách, quy mô đào tạo cho mình.

Còn nếu cứ lấy lợi ích cho trường, được đông người học nhưng chất lượng sẽ không đáp ứng được. Quan trọng nhất là học ra trường để có việc làm.

Trân trọng cảm ơn bà!

Thủy Anh (thực hiện)

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ