A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cải thiện môi trường kinh doanh: Vẫn rất cần đột phá

09:45 | 20/06/2018

Mục tiêu cải cách để tạo thông thoáng cho môi trường kinh doanh chưa được như kỳ vọng nằm ở áp lực về mặt thời gian. Các bộ, ngành đang rất chậm trễ trong việc thực hiện các cải cách theo yêu cầu của Chính phủ.

Giới chuyên gia đã nhận định như vậy tại Diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, sáng 19/6 tại Hà Nội

Cần có sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

Chậm so với yêu cầu

Chính phủ thời gian qua đã có nhiều động thái nhằm cải thiện môi trường kinh doanh với hàng loạt các giải pháp, chính sách được đưa ra như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35…

Nhờ những nỗ lực đó, Việt Nam đã tăng 14 hạng trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (từ thứ hạng 82 lên 68/190 nền kinh tế), về tiêu chí đổi mới sáng tạo, chúng ta tăng 12 bậc, đạt thứ 47/127 nền kinh tế.

Chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng điểm và có cải thiện mạnh mẽ, hiện đạt vị trí 86/190 quốc gia. 

Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 5 tháng đầu năm 2018, trung bình cứ 10 DN thành lập mới thì có đến 6 DN tuyến bố rời khỏi thương trường.

Và thực tế, vẫn rất nhiều DN kêu than rằng,  họ còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ như tiếp cận vốn, đất đai. Trong khi đó, nhiều nơi còn phát sinh thêm các loại chi phí gây khó DN.

Tại Hội thảo, giới chuyên gia kinh tế thừa nhận, môi trường kinh doanh cũng đã có những cải thiện đáng kể, song, để có những bước đột phá, tạo lực đẩy cho cộng đồng DN như kỳ vọng của Chính phủ là chưa có.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, việc cải cách diễn ra vẫn khá chậm chạp. Một trong những trọng tâm của cải cách là xóa bỏ điều kiện kinh doanh nhưng khi nào có thể hoàn thành mục tiêu này dường như rất khó trả lời. 

Theo vị này, tháng 8/2017 Nghị quyết 98 của Chính phủ lần đầu tiên yêu cầu các bộ, ngành bãi bỏ và cắt giảm từ 30 – 50% tổng số điều kiện kinh doanh thì đến tháng 1/2018, chỉ có một bộ đầu tiên và duy nhất là Bộ Công thương hoàn thành việc này khi ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP về cắt giảm điều kiện kinh doanh trong 9 lĩnh vực thuộc lĩnh vực công thương, cắt bỏ hàng trăm điều kiện kinh doanh. 

“Đến nay, các bộ khác vẫn chỉ đang trong quá trình rà soát, xây dựng phương án. Bộ nào nhanh hơn thì mới đang lên dự thảo các văn bản ở cấp nghị định để dự kiến trình Chính phủ thông qua về bãi bỏ các điều kiện kinh doanh. Như vậy, để hoàn thành cắt giảm các điều kiện kinh doanh phải mất bao nhiêu năm nữa mới có thể  đáp ứng đầy đủ theo đúng yêu cầu và mong muốn của Chính phủ?” - ông Hiếu nhận định và nêu câu hỏi. 

Xóa rào cản bất bình đẳng

Ở góc nhìn khác, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nêu lên nhận định là có nhiều điều kiện kinh doanh của các DN tư nhân Việt Nam còn cao và bất bình đẳng hơn so với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nêu ví dụ trong lĩnh vực đào tạo, ông Tuấn cho hay, về chính sách, các quy định đưa ra cho hai khu vực DN trong nước và DN FDI khác nhau. DN FDI hoạt động theo Nghị định 73/2012, còn DN trong nước lại hoạt động theo Nghị định 46/2017. 

Theo đó, DN FDI muốn đầu tư thì phải có vốn tối thiểu 300 tỷ đồng, nhưng DN tư nhân trong nước phải có 1.000 tỷ đồng.

DN nội muốn đầu tư trường đại học trong nước phải có diện tích đất tối thiểu 5 ha, nhưng DN FDI lại không bị ràng buộc này.

Hay quy định DN FDI được tự chủ về quản lý và bổ nhiệm hiệu trưởng, nhưng DN Việt Nam nếu đầu tư trường đại học tư thì bị quản lý rất chặt chẽ, hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm…

Đó là những quy định cho thấy các DN FDI vẫn đang được ưu ái hơn DN trong nước rất nhiều.

“Thông điệp ở đây tôi muốn nói, chúng ta không phải thay đổi chính sách ưu đãi cho DN FDI, nhưng khu vực tư nhân trong nước cũng cần phải được quan tâm hơn, thụ hưởng ưu đãi từ chính sách tốt hơn trong thời gian tới mới tạo được lực đẩy cho khu vực này. Vì suy cho cùng, khối DN này mới là nền tảng, trụ cột của nền kinh tế Việt Nam” - ông Tuấn bày tỏ.    

Minh Phương

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ