A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chống nạn lỗ giả, lãi thật

09:32 | 18/07/2018

Chuyện doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam liên tục báo lỗ, nhưng thực tế vẫn mở rộng sản xuất từ năm này qua năm khác đã không còn xa lạ.

Tình trạng trốn thuế, chuyển giá từ các doanh nghiệp FDI vẫn diễn ra hàng ngày. chân chính hiện nay.

Các giải pháp chống chuyển giá cũng như đánh giá đúng hiệu quả của các dự án FDI vẫn đang là yêu cầu bức thiết gắn liền với chính sách “trải thảm đỏ” thu hút các nhà đầu tư chân chính hiện nay.

Metro Việt Nam từng bị cơ quan chức năng kết luận chuyển giá.

Hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến nay khu vực kinh tế này trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam thu hút được gần 26.000 dự án với tổng vốn đạt 326 tỷ USD, trong đó có 84% số dự án là đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài.  FDI hiện đang là nguồn vốn bổ sung quan trọng, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả nước, đóng góp 20% GDP. Nhìn nhận thực tế về hiệu quả kinh doanh của khối doanh nghiệp ngoại, báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, 10 đồng xuất khẩu của Việt nam thì có đến 7 đồng của FDI. Còn theo Tổng cục Thuế, năm 2017, khu vực này đóng góp vào ngân sách khoảng 172.020 tỷ đồng, gấp đôi năm 2012. Điều này chứng tỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực. 

Chính sự lớn mạnh về nguồn vốn, kinh nghiệm nhiều trong quản trị doanh nghiệp, đầu tư có hiệu quả của doanh nghiệp FDI nên Chính phủ mong muốn FDI là “đòn bẩy” cho nền kinh tế nói chung và từng thành phần kinh tế khác nói riêng. Tuy nhiên, xem xét kỹ lưỡng vấn đề thì những gì FDI đem lại cho nền kinh tế chưa thật sự xứng đáng với kỳ vọng. Cụ thể, tính lan tỏa, liên kết từ khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước chưa cao. Doanh nghiệp Việt cung ứng sản phẩm cho FDI đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt, tình trạng trốn thuế, chuyển giá từ một số doanh nghiệp FDI diễn ra phức tạp. Theo thống kê của cơ quan quản lý nhà nước, hàng năm có trên dưới 50% doanh nghiệp FDI báo lỗ trong năm tài chính, khoảng 60% báo lỗ lũy kế, trong đó có khoảng 16% báo lỗ mất hết vốn. Không ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mười mấy năm, hai mươi năm vẫn báo lỗ. Điều phi lý nhất, mặc dù liên tục báo lỗ trong nhiều năm liền, doanh nghiệp FDI không ngừng rót vốn mở rộng đầu tư sản xuất, thay vì thu hẹp, giải thể hoặc đóng cửa. Một số ví dụ điển hình về việc các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, phải nói đến công ty Coca-Cola Việt Nam, PepsiCo Việt Nam,… Thực tế cho thấy, các công ty này liên tục báo lỗ hoặc có lãi nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp. Theo nhận định của ngành tài chính, tình trạng chuyển giá trong khối doanh nghiệp ngoại diễn biến khá phức tạp. Ngoài hiện tượng chuyển giá từ Việt Nam ra nước ngoài của doanh nghiệp FDI, có tình trạng chuyển giá từ nước ngoài vào Việt Nam của một bộ phận doanh nghiệp nhằm hưởng ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Chuyển giá thông qua hình thức đưa sản phẩm ngoại vào với giá rất cao, trong khi xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam sang các chi nhánh tại nước ngoại lại tính với mức giá cực thấp. Điều này dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước. 

Việc chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI là câu chuyện nhức nhối của các nước trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Vấn đề ở đây, Việt Nam cần có những chính sách quản lý hữu hiệu hơn đối với tình trạng chuyển giá. Được biết, từ năm 1997 Việt Nam quan tâm và từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm quản lý hoạt động liên kết trong khu vực kinh tế FDI. Thế nhưng, mãi đến năm 2012, Tổng cục Thuế mới thành lập Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Năm 2015, Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng được thành lập ở nhiều địa phương. Nhìn chung, cơ quan quản lý rất nỗ lực chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, thế nhưng hoạt động này vẫn diễn ra tinh vi, phức tạp. Mới đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 20 – quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã mở ra một số giải pháp cho hoạt động chống chuyển giá. Mặc dù có khá nhiều hướng để “siết” chống chuyển giá, nhưng không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, cần liên kết mạnh mẽ hơn trong quản lý doanh nghiệp FDI tránh lỏng lẻo, bỏ ngỏ. TS. Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế từng đưa ra giải pháp, Việt Nam cần phối hợp với các nước, so sánh bảng giá trên thị trường với mức giá mà doanh nghiệp kê khai. Như vậy mới làm rõ được việc chuyển giá, đồng thời làm cơ sở để truy thu thuế. 

Không phủ nhận những đóng góp, tác động tích cực của dòng vốn FDI mang lại, Chính phủ “trải thảm đỏ”; địa phương ưu đãi, hỗ trợ. Tuy nhiên, để hạn chế mức thấp nhất tình trạng lãi thật, lỗ giả thời gian tới cần có sự chọn lọc, đánh giá đúng hiệu quả của dự án FDI mang lại, tăng cường thu hút các nhà đầu tư uy tín. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động chuyển giá tốt hơn nữa. Từng bước xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng công bằng, lành mạnh bằng cách giảm bớt chính sách “trải thảm” về thuế, đất đai, chủ yếu tập trung tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục.

Thanh Giang

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ