A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen

13:15 | 22/09/2018

Quy mô của tín dụng đen đang nằm trong khoảng 400 – 500 nghìn tỷ đồng. Thời gian qua, tín dụng đen đã có nhiều biến tướng tinh vi, diễn biến phức tạp và gây nhiều hệ lụy cho xã hội ở những vùng nông thôn mà nó xuất hiện.

Tín dụng đen xuất hiện nhan nhản trên từng góc phố.

Đặc điểm nhận dạng tín dụng đen

Thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, có khoảng 70% dân số Việt Nam chưa đủ điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng. Trong khi đó, nếu tính riêng, số doanh nghiệp (DN) có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức chỉ mới chiếm 1/3 tổng số DN, trong khi thực tế cho thấy hệ thống các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam còn hạn chế. Số lượng các tổ chức tín dụng có mạng lưới phủ sóng xuống tận xã, thôn còn hạn hẹp và chỉ được tính trên đầu ngón tay. Nhiều dẫn chứng cho thấy người nông dân hay các DN nông nghiệp ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa rất khó tiếp cận được các gói tín dụng tại các hệ thống ngân hàng. Bởi thông thường, ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp, trong khi các sản phẩm, công trình ở nông thôn có giá trị thế chấp không cao.

Vì thế ngân hàng khó có thể thực hiện được các giao dịch với các gói vay đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Hoặc nếu bà con nông dân có tài sản như đất đai, trang trại thì phần lớn lại không có sổ đỏ, và đương nhiên cũng không được ngân hàng chấp nhận. Đó là đối với hệ thống tài chính chính thức.

Còn với hệ thống tín dụng phi chính thức không phải ngân hàng như quỹ tín dụng nhỏ hay tài chính vi mô, thì quy mô lại rất nhỏ, đặc biệt, lãi suất hạn chế cho vay chỉ bằng 1,5% của lãi suất hiện hành trên thị trường. Quy định mức lãi suất này  xuất phát từ mục đích để người nông dân không phải chịu mức lãi suất cao, tránh tình trạng cho vay cắt cổ trên thị trường, nhưng vô hình trung, nó khiến cho những tổ chức có vốn mất đi động lực để cho vay, kết quả là người dân không tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp. Chính vì thế,  người nông dân buộc phải đi vay ngoài, như tín dụng đen, với  lãi suất cao nhưng điều kiện vay rất dễ; số lượng khoản vay, thời điểm vay, thời gian vay… rất linh hoạt.

Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng, đặc điểm của tín dụng đen, thứ nhất là cho vay do quan hệ quen biết giữa các cá nhân. Hai là có địa lý gần nhau, chủ yếu xảy ra ở nông thôn. Thứ 3 là không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng. Thứ 4 là thủ tục cực kỳ đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, mọi yêu cầu, linh hoạt. Thứ 5 là món vay thường nhỏ. Thứ 6, tài sản đảm bảo cực kỳ đa dạng, có thể là ti vi tủ lạnh, sổ đỏ, điện thoại…Thứ 7 là có thể gia hạn nếu cần. Cuối cùng là cực kỳ rủi ro.

Hiện có 2 đối tượng tiếp cận tín dụng đen, một là làm ăn chính thống cần tiền đi vay, cần vốn lưu động; hai là làm ăn không chính đáng, đi vay để dùng cho những mục đích không tốt.

Thị trường đang phổ biến 3 loại vay tín dụng đen. Một là cho vay tiền gộp, nghĩa là ngắn hạn, yêu cầu trả gốc và lãi hàng ngày. Hai là vay nóng, trả lãi theo ngày, trả nợ gốc vào một thời điểm ấn định, loại này cực kỳ rủi ro vì lãi suất cao. Vay gộp có lãi suất hiện nay khoảng 60 - 70%, còn vay nóng lên tới hơn 100%. Loại cuối cùng là cho vay mua xổ số, hay “đề đóm”.

Cần giải quyết triệt để

Ông Phạm Huyền Anh - Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), cho biết mặc dù quan hệ dân sự cho phép cho vay, nhưng thời gian qua, tín dụng đen đã có nhiều biến tướng tinh vi, diễn biến phức tạp và gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Đưa ra giải pháp ngăn chặn tình trạng tín dụng đen, Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng giải pháp quan trọng đầu tiên là phải tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng của người dân, doanh nghiệp, thực hiện tốt Quyết định 1626 của Chính phủ về tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển tài chính số, ngân hàng số…

Hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện khá đa dạng, bao gồm các làm nhiệm vụ thương mại lẫn ngân hàng làm nhiệm vụ cấp tín dụng chính sách, các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng vi mô, các quỹ tín dụng nhân dân...song chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu người dân. 

Muốn chặt bớt vòi tín dụng đen, trước hết, hệ thống tín dụng chính thức cần phải mở rộng mạng lưới, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp người dân tiếp cận vốn dễ hơn, không còn e ngại ngân hàng. Thứ hai, cần mở rộng và thành lập mới thêm công ty tài chính tiêu dùng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân…ở địa bàn nông thôn để giải quyết nhu cầu về tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp. Thứ ba, trong bối cảnh cách mạng 4.0, cơ quan quản lý cần tạo khuyến khích đối với các ngân hàng, các công ty công nghệ tài chính (fintech) áp dụng công nghệ mới trong hoạt động để đáp ứng nhu cầu thanh toán và vay vốn của người dân. Bên cạnh đó, cần có hành lang pháp lý để các fintech hoạt động lành mạnh, đúng luật.    

H. Hương

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ