A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Kết nối nông sản an toàn với người tiêu dùng

13:41 | 03/01/2019

Nông nghiệp Đắk Lắk đã hình thành được nhiều sản phẩm sản xuất theo quy trình an toàn, chất lượng cao, tuy nhiên đầu ra cho các sản phẩm này vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, việc kết nối các sản phẩm sạch, an toàn đến tay người tiêu dùng đang là việc làm cấp thiết.

Từ khi có Điểm đại diện kết nối mua bán và trưng bày các sản phẩm nông nghiệp an toàn mở ở gần nhà, ngày nào chị Trần Thị Nhung (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột) cũng sang mua các loại rau, củ về chế biến bữa ăn cho gia đình. Chị Nhung cho hay, ngày trước thường ăn rau ngoài chợ hoặc của những người gánh bán rong nên không biết rõ nguồn gốc của sản phẩm. Từ khi có điểm bán hàng này thì gia đình thực sự yên tâm khi mua các loại thực phẩm tươi sống. Các sản phẩm ở đây đều được chứng nhận an toàn, biết được nơi sản xuất…

Bà Phạm Thị Hồng Mong, chủ Cơ sở quà Tây Nguyên đang giới thiệu một số sản phẩm được trưng bày tại Điểm đại diện kết nối mua bán và trưng bày các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho các lãnh đạo TP. Buôn Ma Thuột.

Bà Phạm Thị Hồng Mong, chủ Cơ sở quà Tây Nguyên cho biết, được sự hỗ trợ của UBND TP. Buôn Ma Thuột, Cơ sở quà Tây Nguyên đã thí điểm mở Điểm đại diện kết nối mua bán và trưng bày các sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Hiện tại đây đã kết nối được 30 đơn vị sản xuất với 100 mặt hàng về nông sản an toàn như: cà phê, ca cao, mắc ca, mật ong, bơ, dưa lưới, bưởi và các mặt hàng liên quan tới thực phẩm ăn uống như giò chả, thịt heo, thịt gà, trứng, sữa, rau an toàn… Tất cả các sản phẩm trưng bày đều đã được công bố chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc đạt chất lượng VietGAP, GlobalGAP. "Việc thành lập Điểm kết nối thực phẩm an toàn sẽ trở thành đầu mối kết nối, tập hợp sản phẩm nông sản, thực phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các địa phương, đặc sản vùng miền bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có chất lượng, góp phần tăng cường liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn thành phố" - bà Mong chia sẻ.

 

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để hoàn thiện điểm bán hàng, đồng thời đưa vào toa hàng các sản phẩm nông sản, thực phẩm sạch, an toàn cho 12 đại lý của Cơ sở quà Tây Nguyên trên toàn quốc nhằm quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Đắk Lắk và kết nối thương mại cho các cơ sở sản xuất có thị trường tiêu thụ ổn định".

 
Bà Phạm Thị Hồng Mong, chủ Cơ sở quà Tây Nguyên

Ngoài Điểm đại diện kết nối mua bán và trưng bày các sản phẩm nông nghiệp an toàn của Cơ sở quà Tây Nguyên, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện cũng có một số chuỗi cửa hàng bán thực phẩm sạch. Đơn cử như chuỗi 3 cửa hàng của Công ty Thực phẩm sạch BMT (BMT green foods) đã kết nối được với trên 30 cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ, an toàn trên địa bàn tỉnh để cung ứng thực phẩm sạch và an toàn phục vụ người tiêu dùng.

Bà Trần Ngọc Đan Thùy, Giám đốc BMT green foods cho hay, các sản phẩm bày bán ở cửa hàng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhiều sản phẩm người tiêu dùng có thể truy xuất ngay bằng điện thoại qua mã vạch. Chính vì vậy, hầu hết lượng khách đến với BMT green foods đều rất yên tâm và thường xuyên quay trở lại chọn lựa thực phẩm an toàn dùng cho bữa cơm gia đình hằng ngày.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự chuyển hướng tích cực sang sản xuất an toàn và hữu cơ theo nhu cầu thị trường. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có trên 30 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 70 HTX có liên kết với doanh nghiệp về các mặt hàng nông sản như cà phê, ca cao, lúa…; 342 trang trại chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp theo hình thức chăn nuôi gia công.

Khách hàng đang tìm hiểu mua hàng tại Điểm đại diện kết nối mua bán và trưng bày các sản phẩm nông nghiệp an toàn.

Để tìm kiếm đầu ra ổn định cho những sản phẩm sạch, an toàn này, Chi cục đã tổ chức nhiều hội nghị về kết nối thương mại trong và ngoài tỉnh. Riêng trong năm 2018, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản đã tổ chức 3 Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn giữa tỉnh Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh (2 hội nghị) và Đắk Lắk - TP. Đà Nẵng, với 22 doanh nghiệp tham gia trưng bày các sản phẩm như: Cà phê, ca cao, nấm, tinh bột nghệ, gạo, trái cây…; tham gia 1 đợt xúc tiến thương mại tại Kiên Giang do Bộ NN-PTNT tổ chức nhằm giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh đến với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam Bộ.

Minh Thuận

    nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ