A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Những doanh nhân "9X" góp phần nâng tầm giá trị nông sản Đắk Nông

09:29 | 26/03/2019

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xuất hiện nhiều "giám đốc 9X" dám nghĩ, dám làm và bước đầu thành công với lĩnh vực chế biến nông sản, góp phần từng bước nâng cao giá trị nông sản Đắk Nông.

Đầu tư công nghệ chế biến sâu

Những năm gần đây, thế hệ "9X" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã mạnh dạn đầu tư máy móc nhằm chế biến sâu các “đặc sản” của địa phương, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Sản phẩm mắc ca Tuy Đức sau khi xuất bán trên thị trường đã được nhiều khách hàng ưa chuộng

4 năm nay, cây mắc ca ở huyện Tuy Đức bước vào thời kỳ thu hoạch. Nhận thấy hạt mắc ca là “đặc sản” có giá trị cao trên thị trường nên anh Hà Tấn Phanh (1990), ở xã Đắk Búk So đã mạnh dạn học tập, nghiên cứu quy trình chế biến sâu. Sau khi lĩnh hội được kiến thức chế biến sâu hạt mắc ca, anh Phanh đã thành lập Công ty TNHH MTV mắc ca Đắk Nông và đầu tư hàng trăm triệu đồng mua máy móc chế biến. Tiếp đó, anh Phanh lấy tên “Mắc ca Tuy Đức” đăng ký thương hiệu.

Tương tự, sau khi đi học nghề chế biến cà phê, anh Hoàng Đình Cảnh (SN 1995), ở phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua sắm máy móc rang xay cà phê, chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan… Trao đổi về việc tham gia chế biến sâu hạt cà phê, anh Cảnh cho rằng, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cà phê là loại cây trồng chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất tỉnh.

“Hiện nay, hầu hết người nông dân chủ yếu xuất bán hạt cà phê dưới dạng chế biến thô cho các thương lái. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, người dân muốn pha cà phê để uống phải đi mua sản phẩm chế biến sâu ở các tỉnh thành khác, thậm chí là của nước ngoài về sử dụng. Đó là động lực để tôi thuyết phục được gia đình đầu tư máy móc chế biến sâu hạt cà phê. Sản phẩm của công ty tôi làm ra trước là để phục vụ người dân quanh vùng, dần rồi mở rộng thị trường ra trong và ngoại tỉnh” - anh Cảnh chia sẻ. 

Anh Hoàng Đình Cảnh, phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) mạnh dạn đầu tư máy móc rang, xay chế biến sâu hạt cà phê

Xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững

Theo anh Phanh, trước khi anh mở công ty, trên thị trường được các cửa hàng tạp hóa, siêu thị bán mắc ca sấy khô với giá từ 500 – 700 ngàn đồng/kg. Lợi nhuận hạt mắc ca sau chế biến rất cao nhưng người dân tại huyện Tuy Đức chỉ xuất thô với giá 70.000 -80.000 ngàn đồng/kg. Thế nhưng, công đoạn chế biến hạt mắc ca là một chuyện và có tìm được chỗ đứng trên thị trường lại là một chuyện hoàn toàn khác. Trên thực tế, không ít người đã bị phá sản vì không có chiến lược đầu ra rõ ràng.

Đối với anh Phanh, ngay khi mẻ sản phẩm mắc ca đầu tiên ra lò, anh đã tận dụng các trang mạng xã hội zalo, facebook… để quảng cáo thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường. Sau 3 năm thành lập công ty,  sản phẩm Mắc ca Tuy Đức do công ty tôi chế biến bán rất chạy trên thị trường. Thậm chí có những thời điểm sản phẩm Mắc ca Tuy Đức còn "cháy hàng", sản xuất đáp ứng không kịp nhu cầu thị trường. Với việc khẳng định được thương hiệu, nguồn đầu ra ổn định, trong thời gian tới, công ty chúng tôi sẽ phối hợp với người dân liên kết sản xuất, xây dựng nguồn nguyên liệu bền vững, đôi bên cùng có lợi”- anh Phanh khẳng định.

Sản phẩm cà phê Tà Đùng có đầu ra rộng mở cả trong lẫn ngoài tỉnh

Tương tự, sau khi thành lập công ty sản xuất cà phê, anh Hoàng Đình Cảnh đã chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu mang tính vùng miền, tạo dấu ấn riêng trên thị trường. Theo anh Cảnh, khi xây dựng thương hiệu, anh nghĩ ngay đến việc sử dụng địa danh Tà Đùng, đỉnh núi cao nhất tỉnh Đắk Nông, điểm du lịch nổi tiếng để làm thương hiệu. Thời gian qua, khi mọi người tìm kiếm thông tin trên internet về địa danh du lịch Tà Đùng thì sản phẩm "Cà phê Tà Đùng" cũng là một trong những nội dung được nhiều người truy cập, biết đến.

“Cùng với chất lượng sản phẩm,  thương hiệu ấn tượng, dễ nhớ… sản phẩm cà phê của công ty chúng tôi nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, mỗi kg cà phê chế biến thô trên thị trường có giá chưa đến 40 ngàn đồng/kg. Thế nhưng, qua công nghệ chế biến, mỗi kg cà phê bột, cà phê hòa tan… công ty chúng tôi bán được với giá từ 120.000 – 400.000 ngàn đồng/kg. Như vậy, giá từ sản phẩm thô với sản phẩm chế biến sâu  chênh lệch  từ 3 – 10 lần.  Đây là hướng đi hiệu quả nhằm nâng cao giá trị nông sản của gia đình. Sắp tới chúng tôi sẽ kết hợp với nhiều hộ nông dân quanh vùng để mở rộng vùng nguyên liệu, sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Qua thực tế cho thấy, trước đây, do hạn chế trong khâu chế biến nên người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang bán những nông sản mà mình có chứ không phải bán sản phẩm mà thị trường đang cần. Thế nhưng, hiện nay, các mặt hàng như: Cà phê, mắc ca, hồ tiêu… đã có những doanh nghiệp chế biến sâu, nâng tầm giá trị thương mại, thương hiệu cho nông sản Đắk Nông. Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia chế biến sâu sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu, tên tuổi cho nông sản Đắk Nông gia tăng giá trị.    

Bài, ảnh: Phan Tuấn

    nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ