A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cư Jút nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu đậu trọng điểm của tỉnh

16:19 | 29/03/2019

Những năm gần đây, Cư Jút đang nỗ lực duy trì, phát triển vùng nguyên liệu đậu (đậu nành và đậu phộng), xây dựng thương hiệu nông sản nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Tại Cư Jút, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên năng suất, chất lượng đậu nành cao hơn hẳn so với các địa phương khác. “Đậu nành Cư Jút” không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà được rất nhiều vùng miền biết đến. Trong lúc diện tích các huyện khác có xu hướng giảm mạnh thì nông dân ở nhiều xã của huyện Cư Jút như: Nam Dong, Đắk Drông, Ea Pô… vẫn quyết tâm bám trụ với đậu nành. Chính quyền địa phương cũng tăng cường công tác vận động, kêu gọi các doanh nghiệp liên kết với nông dân để giữ được vùng nguyên liệu này.

Hoạt động sản xuất, chế biến đậu nành tại Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng, ở thị trấn Ea T'ling (Cư Jút). Ảnh: Quốc Sỹ

nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm đưa giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật, vào năm 2015, Công ty Sữa đậu nành Vinasoy (gọi tắt là Vinasoy) đã lai tạo thành công giống đậu nành Hoa Trắng Cư Jút. Sau khi trồng thử nghiệm vào năm 2016, giống đậu này cho năng suất bình quân từ 2,5 – 3 tấn/ha/vụ mà vẫn giữ được chất lượng, hương vị đặc trưng. Trước kết quả khả quan đó, Vinasoy thông qua địa phương để xây dựng các mô hình liên kết trồng hơn 20 ha đậu nành tại xã Nam Dong vào năm 2017.

Ngoài việc hỗ trợ giống và kỹ thuật canh tác, Vinasoy còn bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá trung bình trên 14.000 đồng/kg (cao hơn giá thị trường từ 2.000 - 3.000 đồng/kg). Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nam Dong Bùi Đình Tăng, với năng suất trung bình trên 2,5 tấn/vụ/ha, đậu nành mang lại cho người nông dân hiệu quả kinh tế đáng kể khi trồng “gối đầu” 2 vụ/năm. Thấy được hiệu quả, số lượng người dân đăng ký tham gia liên kết với Vinasoy năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Trong năm 2018, Nam Dong đã có hơn 200 hộ dân tham gia hợp tác trồng đậu nành với Vinasoy trên tổng diện tích gần 200 ha.

Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Cư Jút Hồ Sơn, mô hình liên kết trồng đậu nành tại Nam Dong là một trong 5 mô hình liên kết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tích cực trên địa bàn. Hiện Vinasoy đã đặt vấn đề và địa phương đang tạo điều kiện thuận lợi hết sức để họ mở rộng liên kết với nông dân ở Nam Dong và các xã lân cận, xây dựng vùng nguyên liệu đậu nành và sản xuất theo chuỗi giá trị. Huyện Cư Jút cũng đang tiến hành các thủ tục, trình tự để xây dựng thương hiệu “Đậu nành Cư Jút” mà trước mắt là xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với cây đậu nành ở xã Nam Dong.

Ngoài đậu nành, cây đậu phộng (cây lạc) cũng đã đặt những “dấu ấn” lên vùng đất Cư Jút. Loại cây trồng này được trồng chủ yếu ở các xã Đắk D’rông, Nam Dong, Đắk Wil và Ea Pô theo hình thức chuyên hoặc xen canh với các cây trồng khác trong các nương rẫy.

Hiện mỗi năm, toàn huyện Cư Jút gieo trồng khoảng 2.500 ha đậu nành và gần 3.000 ha đậu phộng (sản xuất 2 vụ).

Lê Phước

    nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ