A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tiểu thương chợ truyền thống "né" niêm yết giá hàng hóa

13:48 | 23/07/2019

Nhằm tránh tình trạng gian lận thương mại, Chính phủ đã quy định bắt buộc niêm yết giá hàng hóa trong quá trình kinh doanh.

Thế nhưng, hiện nay tại các chợ truyền thống, các chủ kinh doanh hàng hóa vẫn chưa có thói quen niêm yết giá cho hàng hóa theo quy định.

Nhiều hàng hóa tại chợ Gia Nghĩa vẫn chưa có niêm yết công khai giá

Tại các chợ truyền thống như: Trung tâm Gia Nghĩa, Đắk Búk So (Tuy Đức), Đắk Mil, Nam Đà (Krông Nô)... hàng hóa được bày bán phong phú, với đầy đủ chủng loại và đặc biệt là lúc nào cũng tấp nập người mua hàng. Điểm chung từ các chợ cấp xã cho đến chợ cấp tỉnh là hầu hết các quầy, sạp kinh doanh đều không niêm yết giá bán. Thế nên, cùng một mặt hàng, mẫu mã, chủng loại giống nhau, nhưng khi khách hàng hỏi mua thì các tiểu thương ở trong một chợ lại đưa ra nhiều giá bán khác nhau.

Tình trạng “loạn giá” phổ biến nhất là các mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách... Do giá cả chưa được công khai, nên cũng phổ biến tình trạng tiểu thương thách giá, còn người mua thì cân đo, đong đếm ngả giá các loại mặt hàng.

Chị N.T.H, tiểu thương kinh doanh quần áo tại Chợ Gia Nghĩa cho hay, những năm gần đây, tình trạng chủ sạp hô giá bán cao đã giảm mạnh do sự cạch tranh của các hệ thống siêu thị, shop, cửa hàng... Hơn nữa, tâm lý người mua hàng khi đến chợ xưa nay thường trả giá nên các tiểu thương buộc phải báo giá hơi cao lên để khách trả xuống là vừa.

Tương tự, chị N.T.N, tiểu thương ở chợ Kiến Đức (Đắk R’lấp) cho hay: "Mỗi tiểu thương nhập hàng ở nhiều nơi khác nhau, cách thức vận chuyển khác nhau nên khó có thể niêm yết một mức giá chung. Trước đây tôi đã thử niêm yết giá nhưng cách làm này không phù hợp bởi người mua cứ kì kèo đòi giảm giá mới chịu mua. Do đó, để thuận lợi cho việc bán hàng tôi chỉ nói cao lên một vài giá… cho có chứ đằng nào khách mua hàng cũng có quyền trả giá".

Đối với góc độ người mua, chị Lê Ngọc Ánh, một người tiêu dùng tại chợ Gia Nghĩa chia sẻ: Tại thị xã Gia Nghĩa, khi đến chợ truyền thống tôi thấy các mặt hàng quần áo, dày dép, túi xách đa dạng mẫu mã, chủng loại hơn ở các shop, cửa hàng, siêu thị... Tuy nhiên, khi mua hàng ở đây điều khiến tôi ái ngại nhất là rất khó xác định được giá thật của các món hàng mình muốn mua. Cũng trong chợ Gia Nghĩa, cùng một món hàng giống hệt như nhau, nhưng các tiểu thương đưa ra mức giá khác nhau là điều hết sức bình thường. Thời gian qua tôi đã nhiều lần mua hàng bị “hớ” do ngại trả giá".  

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, việc các chủ sạp hàng hóa không niêm yết giá và "nói thách" đã tồn tại phổ biến ở các chợ truyền thống hàng chục năm nay. Ngay cả khi một số sạp niêm yết giá thì khách hàng vẫn không tin nên khi mua hàng không có sự hợp tác và trả giá tùy thích. Trước thực tế trên, để thay đổi thói quen của cả người mua lẫn người bán không phải là việc “một sớm, một chiều”. Do đó, để việc niêm yết giá đi vào quy củ, bên cạnh công tác kiểm tra, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở lĩnh vực giá cho tiểu thương, người dân hiểu và chấp hành tốt quy định của pháp luật.

 

Điều 12 Nghị định 49/2016 được sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn như sau:

Điều 12 Nghị định 49/2016 được sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tại Khoản 1 Điều này vi phạm từ lần thứ hai trở lên.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

 

Bài, ảnh: Ngọc Lê

 

    Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ