A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

“Điểm tựa” của nhiều hộ đồng bào nghèo ở Đắk R’lấp

14:20 | 19/08/2019

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), những năm qua, hàng ngàn hộ nghèo, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) đã vươn lên thoát nghèo.

Phòng Giao dịch NHCSXH Đắk R'lấp giao dịch với người dân thị trấn Kiến Đức

Đồng vốn “gõ cửa” người dân

Thị trấn Kiến Đức là một địa bàn có nhiều hộ đồng bào dân tộc vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Cụ thể hiện có hơn 60 hộ được vay vốn từ các chương trình tín dụng chính sách, với dư nợ trên 2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Nhân, Chủ tịch UBND thị trấn Kiến Đức cho biết, thời gian qua, phía địa phương phối hợp tốt với cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn để tạo điều kiện hộ nghèo được vay vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Đối với những phương án sử dụng vốn vay được phê duyệt, chính quyền xã chỉ đạo các tổ Tiết kiệm và Vay vốn phối hợp với các hội, đoàn thể trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cho các hộ. Qua đó hầu hết hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuất; trả lãi, nợ ngân hàng đúng định kỳ.

Hộ ông Điểu Trường, ở bon B’lao, thị trấn Kiến Đức năm 2016 vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. Sau khi nguồn vốn giải ngân, ông Trường mua máy móc, thiết bị, phân bón phục vụ cho việc chăm sóc hơn 2 ha cà phê. Có điều kiện chăm sóc theo quy trình khoa  học, kỹ thuật, năng suất vườn cây dần dần được cải thiện.

Ông Điểu Trường chia sẻ: Những năm trước, do không có vốn đầu tư nên vườn cà phê chỉ cho gần 4 tấn nhân/vụ. Sau khi có vốn đầu tư, năng suất vườn cây tăng lên, đạt hơn 6 tấn/vụ. Riêng năm 2019 này, dự kiến 2 ha cà phê mang về sản lượng trên 7 tấn nhân. Năng suất vườn cây cải thiện, gia đình sẽ có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống và trả nợ cho ngân hàng.

Tương tự, hộ gia đình anh Điều B’Rinh, thị trấn Kiến Đức, cũng vừa thoát nghèo năm 2018. Gia đình anh có 7 nhân khẩu và 4 ha đất trắng. Năm 2015, được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo, anh mua giống cà phê, thiết bị, phân bón về canh tác. Sau gần 4 năm, đến nay diện tích 4 ha đã được phủ xanh bằng cây cà phê. Trong đó, có 2 ha đã cho thu hoạch, mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Anh B’Rinh phấn khởi: “Nhờ vốn vay từ ngân hàng mà gia đình tôi mới có cơ hội thoát nghèo. Hiện nay, với lợi nhuận từ vườn cà phê, gia đình đang đầu tư thêm vào chăn nuôi gà và heo sinh sản. Nếu thuận lợi, cuối năm 2019 này, gia đình sẽ trả được hết nợ vay cho ngân hàng trước kỳ hạn”.

Có vốn đầu tư, vườn cà phê của anh Điểu B'Rinh phát triển tốt, năng suất ngày một tăng

Ưu tiên các hộ đồng bào

Theo NHCSXH tỉnh, hàng năm, dựa trên nguồn vốn phân bổ, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê hộ có nhu cầu vay vốn. Trên cơ sở này, ngân hàng nắm chắc hoàn cảnh gia đình, phương án mà các hộ vay sẽ đầu tư khi vay vốn. Phối hợp với địa phương thống nhất, ưu tiên những hộ có hoàn cảnh thực sự khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ ở vùng sâu, vùng xa. Sau khi nguồn vốn giải ngân, các tổ chức hội cơ sở thông qua hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Tránh trường hợp sử dụng vốn vay để mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt, dẫn đến không có nguồn trả lãi, nợ cho ngân hàng.

Ông Nguyễn Thanh Lộc, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đắk R’lấp cho biết: Quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay rất khó. Công việc này càng khó khăn hơn khi áp dụng đối với các hộ là người đồng bào dân tộc. Làm sao để bà con hiểu được chủ trương, mục đích của các chương trình tín dụng chính sách, qua đó phát huy nguồn vốn vay là điều không dễ dàng. Để giải quyết khó khăn này, chúng tôi luôn bám sát địa bàn, các hộ vay vốn để kịp thời hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn hiệu quả. Trường hợp hộ nào có nguy cơ sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng, chính quyền địa phương sẽ vào cuộc để can thiệp.

Cũng theo ông Lộc, ngoài nỗ lực của ngân hàng, với sự quan tâm, vào cuộc của chính quyền địa phương, các chương trình tín dụng đều phát huy hiệu quả. Nhận thức của người dân vay vốn trong việc sử dụng vốn, trả lãi hằng tháng, nợ gốc, thực hiện đóng tiết kiệm… ngày càng được nâng cao. Đến nay, tỷ lệ nợ quá hạn tại đơn vị chỉ ở mức 0,11% tổng dư nợ.

Bài, ảnh: Lương Nguyên

 

    Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ