A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cây lương thực được nâng tầm nhờ ứng dụng công nghệ cao

14:26 | 03/10/2019

Qua 9 năm triển khai Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các loại giống cây lương thực mới...

...và kỹ thuật sản xuất tiên tiến đã được bà con nông dân áp dụng, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Toàn tỉnh hiện có hơn 56.700 ha ngô. Ảnh: Nông dân xã Đắk Plao, Đắk Mil chăm sóc ngô vụ hè thu 2018

Nhiều năm nay, gia đình ông Lê Văn Hoàng, thôn Thanh Sơn, xã Buôn Choáh (Krông Nô) đã đưa các giống lúa mới RVT vào sản xuất trên diện tích hơn 1 ha. Theo ông Hoàng, so với giống cũ địa phương, các giống lúa mới như RVT mà ông đang trồng có những ưu điểm như thời gian từ gieo sạ đến thu hoạch ngắn, cây khỏe, kháng bệnh, chất lượng hạt gạo ngon hơn. Đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thâm canh, lúa RVT đạt năng suất trung bình khoảng 7 tấn/ha, cao hơn mức năng suất các giống lúa trước đây khoảng 2 tấn/ha.

Không chỉ gia đình ông Hoàng, theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô, hiện nay nông dân trên địa bàn đã sử dụng phổ biến các giống lúa mới. Cùng với đó, các kỹ thuật trong gieo sạ, chăm sóc, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật cũng được bà con áp dụng đúng cách hơn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích. Cùng với đó, giá bán sản phẩm lúa đã tăng lên rõ rệt, nhất là đối với lúa sản xuất theo chuẩn VietGAP tăng từ 6.200 đồng/kg lên thành 7.800 đồng/kg, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn từ 16 triệu đồng- 18 triệu đồng/ha/vụ.

Cùng với vùng sản xuất lúa ở Krông Nô, việc áp dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh đồng bộ đã giúp nâng cao năng suất, sản lượng lúa ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong khi diện tích lúa hàng năm không tăng, sản lượng lúa tăng là do việc ứng dụng đại trà các giống mới với nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể, các giống lúa có năng suất, chất lượng cao như AC 5, TL 6, HL 12, Nam Định 5, Thiêu Ưu, RVT chiếm từ 50- 70% diện tích trong các vụ sản xuất chính là đông xuân và hè thu. Nhiều diện tích lúa đã được sản xuất theo kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo trên đơn vị diện tích; giảm thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh; giảm lượng phân đạm; tăng năng suất cây trồng; tăng chất lượng sản phẩm; tăng hiệu quả kinh tế).

Cùng với lúa, giống mới cũng đã tạo nên bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng cây ngô của nông dân trong tỉnh. Đánh giá của nhiều nông dân, những giống ngô lai như LVN99, CP 501, C919, Bioseed 9698 cho năng suất cao hơn trước từ 1,5-2,5 tấn/ha. Năm 2018, toàn tỉnh có hơn 56.700 ha ngô, sản lượng đạt trên 380.000 tấn, vượt so với quy hoạch đến 2020 trên 60.000 tấn.

 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, nếu như năm 2010, sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh mới chỉ ở mức 62.532 tấn vào thì đến năm 2018 đã đạt 78.666 tấn, tăng 16.134  tấn trên tổng diện tích hầu như không thay đổi là hơn 13.200 ha.

 

Ông Điểu Kha, ở bon Bù Đắk, xã Thuận An (Đắk Mil) cho  biết: Gia đình tôi từ nhiều năm nay vẫn trồng ngô, nhưng việc gieo trồng thường làm theo kinh nghiệm là chính, nên năng suất không cao, năm có thu năm mất mùa, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Từ khoảng 5 năm lại đây, khi được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về áp dụng các giống ngô mới, quy trình kỹ thuật về chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng thì năng suất ngô của gia đình tôi đạt trên 8 tấn/ha.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, qua 9 năm triển khai Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngành chức năng, các địa phương đã đẩy mạnh triển khai các mô hình khảo nghiệm các loại cây giống, quy trình, kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết trên từng vùng canh tác.

Theo đó, việc ứng dụng công nghệ cao ở khâu giống, kỹ thuật chăm sóc đã có bước phát triển vượt bậc theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các loại cây hàng năm, nhất là đối với lúa, ngô, rau, hoa. Ngành chức năng, các địa phương, nông dân đã hình thành được các vùng sản xuất lúa, ngô tập trung, bước đầu xây dựng được nhãn hiệu sản phẩm tại các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil.

Hiện nay, tỉnh đang tập trung phát triển bền vững hơn các chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ qua đó thực hiện các đề án về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bài, ảnh: Hồng Thoan

 

    Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ