A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ai cùng người trồng tiêu vượt khó

10:34 | 08/10/2019

Giữa mùa mưa Đắk Nông, tôi về huyện Tuy Đức, những cây trồng được mưa tắm gội mang một màu xanh mướt, đâm chồi nảy lộc vươn lên đầy sức sống.

Đối lập với màu xanh ấy, một màu đen xám đến não lòng khi đến những vườn hồ tiêu nhiễm dịch bệnh. Từng trụ tiêu trơ trụi lá. Chết đứng. Dừng lại ở vườn tiêu chết của gia đình bà Lê Thị Viên, ở thôn 4, xã Quảng Tâm (Tuy Đức), vườn có 4.500 trụ tiêu, trồng từ năm 2011, mỗi năm mở rộng một ít đến kỳ tất cả tiêu cho thu chính thì cũng là năm tiêu nhiễm dịch bệnh, chết sạch. Tiền đầu tư và chi phí mở rộng diện tích bà vay ngân hàng chưa kịp trả. Bà sốc, bởi chưa bao giờ bà nghĩ sẽ có một ngày gia đình bà lâm cảnh nợ nần như thế này. Vùng đất bazan chưa phụ lòng người bao giờ, bỏ công, bỏ sức ắt sẽ có thu nhập, ít hay nhiều thôi, là một nông dân gắn bó gần cả đời người ở vùng đất này bà thừa hiểu điều đó. Thế nhưng, khi đầu tư cho hồ tiêu thì khác, gia đình bà mất sạch, nguồn thu nhập không còn, nợ nần không thể trả.

Những dây tiêu dù đã chết khô vẫn quẩn quanh, siết lấy trụ, hình ảnh ấy giờ được vận vào người trồng tiêu rằng tiêu đã chết nhưng chưa buông tha cho người trồng. Và thực tế, hậu tiêu chết vẫn là câu chuyện dài với những người trồng hồ tiêu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chết hàng loạt nhưng bây giờ chả nông dân nào muốn lý giải làm gì. Bởi, ngay từ khi vườn tiêu có biểu hiện bệnh, họ đã đi tìm nguyên nhân và chạy khắp nơi tìm cách "cứu chữa", mời cả chuyên gia, công ty thuốc uy tín về tận vườn nhưng đành chịu. Tiền mất, tiêu vẫn chết.

Chạy theo phong trào, không nghe khuyến cáo, phát triển ồ ạt, thiếu kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu vẫn được cơ quan chức năng nhắc đến khi nói về nguyên nhân tiêu chết hàng loạt. Khi nói như vậy, rõ ràng nguyên nhân là do người dân. Dù nguyên nhân là gì thì đây cũng là bài học cho người trồng tiêu và ngay cả cơ quan quản lý. Riêng người trồng tiêu thì họ đang phải trả mức "học phí" quá đắt đỏ.

Toàn huyện Tuy Đức có 1.600 ha tiêu chết, đẩy hàng ngàn hộ trồng tiêu vào cảnh nợ nần, mất nguồn thu nhập, bỏ xứ đi mưu sinh... Với những khoản nợ ngân hàng, nhiều nông dân đã tính đến chuyện vay nóng với lãi suất cao để trả nợ để đáo hạn. Hơn tất cả, lúc này người trồng tiêu cần sự đồng hành của cơ quan chức năng để giúp nông dân khoanh nợ, giãn nợ ngân hàng. Để tài sản của họ, tư liệu sản xuất là cơ sở duy nhất cộng với sức lao động để họ vực dậy kinh tế gia đình.

Giữa rừng trụ tiêu chết trơ trụi ấy tôi bắt gặp những người trồng tiêu đang trồng xen cây ngắn ngày như bắp sú, đậu, ngô. Có người đi làm thuê để tạo thu nhập cho gia đình. Nông dân đang nỗ lực vượt qua khó khăn bằng tất cả khả năng của mình.

Hưng Nguyên

    Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ