A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tăng cường kiểm soát thịt gà nhập khẩu

09:39 | 30/10/2019

Trong 9 tháng năm 2019, cả nước nhập khẩu 215,7 nghìn tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng khủng này gây ra áp lực lớn đối với ngành chăn nuôi nước nhà.

Thịt gà nhập khẩu tăng nóng.

Số lượng nhập khẩu tăng mạnh

Mặc dù là nước nông nghiệp, song sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ về các sản phẩm thịt nhập khẩu, đặc biệt là thịt gia cầm đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).

Tình trạng gia tăng mạnh mẽ số lượng thịt gà nhập khẩu đã đẩy giá gà nội sụt giảm sâu. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, từ đầu tháng 10 đến nay, giá thịt gà công nghiệp  tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ - nơi tập trung các trang trại chăn nuôi gia cầm lớn của cả nước ở mức 25.000 - 25.500 đồng/kg, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018. Còn giá thịt gà công nghiệp tại các tỉnh phía Bắc, khảo sát của PV cho thấy, giá dao động từ 35.000 - 37.000 đồng/kg.

Ngoài việc gia tăng số gà nhập khẩu, lý giải nguyên nhân giá thịt gà trong nước giảm mạnh, đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho hay, là do khi dịch tả lợn châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ồ ạt chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp, làm tăng đàn tự phát, thiếu kiểm soát. Việc phát triển “nóng” ngành chăn nuôi gà tại khu vực này đã gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn. Có thời điểm mỗi tuần, khu vực Đông Nam Bộ cho xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà.

Đáng chú ý, trong khi giá thịt gà trong nước giảm mạnh, thì giá thịt gà nhập lại có xu hướng tăng và luôn giữ mức giá cao hơn giá thịt gà công nghiệp trong nước, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ. Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho biết, giá nhập khẩu bình quân thịt gà tháng 8 là 910 USD/tấn, tương đương 21.500 đồng/kg, tháng 9 là 857 USD/tấn, tương đương 20.000 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh...), trong khi vào thời điểm giữa tháng 9 năm 2019, giá thịt gà công nghiệp tại Đông Nam Bộ là 16.000 - 18.000 đồng /kg.

Cân nhắc việc tăng đàn

Trước tình hình này, Bộ Công thương khuyến cáo các hộ, các cơ sở chăn nuôi cân nhắc việc tăng đàn, tránh tự phát, ồ ạt; các địa phương chăn nuôi gà trọng điểm tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền đến các hộ, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nhằm kiểm soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng đúng quy hoạch, tránh dẫn đến nguồn cung quá lớn, làm giảm giá bán.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi sát tình hình chăn nuôi gia cầm, gia súc các loại, tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mô hình tập trung và hiện đại, đảm bảo sản xuất theo đúng quy hoạch, tránh tình trạng dư thừa, thiếu hụt nguồn cung cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến giá trong nước, đồng thời tiếp tục đàm phán với cơ quan hữu quan các nước để mở cửa thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam” – Bộ Công thương đề xuất và nhấn mạnh, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình giá tại thị trường trong nước đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt thịt các loại nhập khẩu, kịp thời có giải pháp phù hợp khi có những diễn biến bất thường về giá hoặc lượng tiêu thụ.

Phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thừa nhận có sự gia tăng mạnh mẽ về lượng thịt gà nhập khẩu và điều này ít nhiều tác động đến sức tiêu thụ gia cầm trong nước. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dương- Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), chúng ta không thể sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu. Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra chất lượng, thời hạn sử dụng... thịt gà nhập khẩu, khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm chất lượng.

Liên quan đến câu chuyện quản lý nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật, đại diện Bộ NNPTNT khẳng định: Chỉ cho phép nhập khẩu từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với sản phẩm thịt xuất khẩu vào Việt Nam; Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu chuẩn và mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất độc hại đối với thịt nhập khẩu được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Minh Phương

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ