A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Áp lực giảm giá thịt lợn

08:35 | 18/05/2020

Đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn lợn khôi phục sản xuất bằng nhập khẩu giống bố mẹ để đáp ứng con giống, tăng cường nhập khẩu thịt lợn,...

.. bên cạnh đó gỡ khó về tín dụng, quỹ đất tạo điều kiện để chăn nuôi nông hộ, trang trại, hợp tác xã tổ chức tăng đàn, tái đàn trong thời gian ngắn nhất- là những giải pháp được Bộ NNPTNT đang tập trung thực hiện nhằm đảm bảo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm giá lợn hơi xuống 60.000 đồng/kg trong tháng 5/2020.

.

Nhiều hộ chăn nuôi đang đẩy mạnh tái đàn lợn.

Tuy nhiên, giá lợn hơi ngày 17/5 tại miền Bắc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với giá từ 93.000 - 96.0000 đồng/kg. Nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục tăng cao khi các hoạt động kinh doanh được trở lại bình thường, trong nguồn cung khan hiếm đã liên tục đẩy giá lợn tăng cao trong tuần qua. Nhiều thương lái dự báo tuần này lợn hơi sẽ tiếp tục tăng, tiến sát mốc 100.000 đồng/kg.

Tuần qua, Hà Nam vẫn là địa phương ghi nhận có mức giá lợn hơi cao với 95.000 đồng/kg, thậm chí tới 96.000 đồng/kg đối với đàn lợn đẹp. Các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hưng Yên, Lào Cai,… giá lợn hơi trong tuần qua được giao dịch chủ yếu trong khoảng giá từ 93.000 - 94.000 đồng/kg. Không có địa phương nào có giá thấp hơn 92.000 đồng/kg.

Hiện Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp (DN) lớn tham gia lĩnh vực chăn nuôi, chế biến thịt lợn, chiếm khoảng 35% thị phần chăn nuôi lợn cả nước, số còn lại trong tay các cơ sở chăn nuôi gia đình và nhà nhập khẩu. Trong khi đó, nguồn thịt lợn nhập khẩu vẫn chưa đạt như mong đợi, bởi theo kế hoạch đặt ra cho quý I/2020 là nhập 100.000 tấn thì con số nhập thực tế chỉ hơn 39.000 tấn.

Để sớm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá thịt lợn, Bộ NNPTNT đang tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc tái đàn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một trong những giải pháp tái đàn là nhập khẩu con giống. Theo ông Phạm Trần Sum- Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức, DN vừa nhập lô lợn bố mẹ đầu tiên từ Thái Lan về nước để nhân giống, trong số 20.000 lợn nái nhập về theo kế hoạch sẽ có một nửa phục vụ việc tái đàn của DN số còn lại sẽ cung cấp ra thị trường để phục vụ tái đàn ở các nông hộ, gia trại và trang trại. “Dự kiến đến cuối tháng 8, DN sẽ nhập đủ 20.000 con lợn nái từ Thái Lan đưa về Việt Nam và giá bán lợn giống ra thị trường trên 2 triệu đồng/con, giảm khoảng 30% so với mức giá lợn giống trên thị trường hiện nay”- ông Phạm Trần Sum thông tin.

Theo Bộ NNPTNT, tổng đàn lợn của cả nước hiện nay là gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn trước khi có dịch tả lợn châu Phi, tăng bình quân 5,78%/tháng. Trong số 15 DN chăn nuôi lợn quy mô lớn với các điểm liên kết vệ tinh đang chiếm khoảng 35% tổng đàn lợn thương phẩm với tốc độ tái đàn đạt 17%. Còn các hộ chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại và hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn đến 67% thì việc tái đàn lại diễn ra rất chậm. Nguyên nhân chính là do khan hiếm về nguồn cung con giống và giá lợn giống, lợn hậu bị đang bị đẩy lên rất cao, ngay cả khi có tiền cũng khó mà mua được.

Như tại tỉnh Nam Định, theo thống kê, từ tháng 12/2019 cho đến nay, tỉnh Nam Định mới tái đàn được khoảng 10% tổng đàn (hằng năm tỉnh này luôn duy trì gần 800.000 con lợn). Tái đàn ở mức chậm, bởi gặp nhiều khó khan do số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh chiếm phần lớn, nhiều hộ không còn đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên tâm lý lo sợ, e dè khi tái đàn trở lại.  Bên cạnh đó lợn giống rất khan hiếm, do đợt DTLCP vừa qua đã khiến 57.954 con lợn nái (chiếm 46%) phải tiêu hủy nên nguồn cung con giống bị hạn chế. Cùng với đó giá giống cao và khó mua. Hiện giá lợn giống trên thị trường đang bán với giá từ 2-2,5 triệu đồng/con, người dân không còn vốn để mua vì dịch bệnh.

Nhằm gỡ khó cho người chăn nuôi do thiếu con giống trong tái đàn, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện với các gia trại, trang trại về kinh phí để duy trì và tăng đàn nái, đực giống như: TP.Hà Nội bố trí 16 tỷ đồng hỗ trợ con giống, trong đó hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con lợn nái, Nghệ An hỗ trợ 2 triệu đồng/con lợn nái, hỗ trợ toàn bộ lợn đực giống, Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên...

Giải pháp trước mắt hiện nay là nhập khẩu tăng cường thêm nguồn cung con giống phục vụ tái đàn. “Việc nhập khẩu đàn lợn giống trong năm nay, cộng với đàn giống gốc hiện có trong nước khoảng 109.000 con không những đảm bảo đủ lợn giống cho chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2024, mà sẽ đáp ứng đủ trong quý 3 và quý 4 năm nay” - theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.

Để hỗ trợ các hộ chăn nuôi về nguồn giống, về phía Bộ NNPTNT cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để nhân giống phục vụ tăng đàn và tái đàn. Việc nhập khẩu lợn nái hậu bị nói chung và lợn giống là không có “hạn ngạch”.     

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Sẽ kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có chính sách khoanh nợ, giãn nợ để người chăn nuôi tiếp cận được với nguồn tín dụng mới để đẩy mạnh tái đàn. Thời cơ cho chăn nuôi lợn đang rất lớn khi tình hình thị trường còn rất thuận lợi cho tiêu thụ trong năm nay và cả năm sau. Nếu nông dân vay được vốn, tổ chức tái đàn đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, chắc chắn chăn nuôi lợn sẽ có hiệu quả cao, đồng thời góp phần quan trọng làm tăng nguồn cung, giảm giá thịt lợn trên thị trường.

Hải Nhi

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/thi-truong/ap-luc-giam-gia-thit-lon-tintuc466540

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ