A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Không để giá cả leo thang

07:48 | 11/01/2021

Vào thời điểm này, giá thịt lợn đang tăng. Bình ổn giá cả dịp Tết, tránh đầu cơ, lũng đoạn, gây “sốt” giá đang là vấn đề đặt ra.

Ông Bùi Đức Thụ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, các lực lượng quản lý thị trường cần tránh để tư thương thao túng giá, găm hàng, tạo thành làn sóng “sốt” giá.

Ông Bùi Đức Thụ.

PV: Thưa ông, trong những ngày gần đây giá thịt lợn đã bắt đầu tăng. Đây là mặt hàng thực phẩm phổ biến trong dịp Tết, giá thịt lợn tăng sẽ kéo theo nhiều mặt hàng khác tăng theo. Vậy làm sao để bình ổn giá thịt lợn cũng như các hàng hóa thiết yếu khác?

Ông Bùi Đức Thụ: Chỉ vài tuần nữa sẽ đến Tết cổ truyền dân tộc. Một trong những vấn đề đặt ra vào lúc này là vấn đề quản lý, điều hành thị trường như thế nào cho ổn định, tránh tình trạng “sốt nóng”, “sốt lạnh” mặt hàng này, mặt hàng kia.

Từ đó gây những tác động xấu đến sản xuất, đời sống nhân dân. Vấn đề giá thịt lợn đang được nhiều người quan tâm, và trong những ngày gần đây giá thịt lợn đang tăng lên. Đó là điều đáng lo ngại trong quản lý nhà nước về bình ổn giá thị trường.

Muốn xử lý căn cơ phải đảm bảo “cung” hàng hóa đáp ứng “cầu” thị trường. Chính phủ đã nhìn thấy vấn đề này và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, phát triển sản xuất chăn nuôi một cách an toàn. Ở những vùng kiểm soát được dịch bệnh tả lợn châu Phi có cơ chế chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ chăn nuôi, đảm bảo cung về thịt lợn trong nội địa.

Còn Bộ Công thương có trách nhiệm xem xét, thông qua con đường xuất nhập khẩu để bình ổn giá thị trường, giữ vững cân đối giá cung-cầu đối với mặt hàng thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng.

Vấn đề ở đây là làm thế nào để khắc phục chỗ thừa, chỗ thiếu, tức là tỉnh này giá thịt lợn ở mức bình thường, nhưng tỉnh khác giá lại “sốt cao”. Cho nên cần điều hòa, lưu thông thực phẩm giữa các vùng miền cho hợp lý.

Để đảm bảo điều này, tôi cho rằng Bộ Công thương cần trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành tháo gỡ khó khăn, đảm bảo lưu thông hàng hóa, trong đó có thực phẩm một cách thuận lợi nhất.

Một yếu tố khiến giá một số mặt hàng bị đẩy cao là do tình trạng đầu cơ, tích trữ. Đây là vấn đề đã diễn ra nhiều năm qua, theo ông làm sao để xử lý được tình trạng này?

-Vì thời điểm Tết nên nhu cầu thực phẩm của cả nước sẽ tăng. Do đó các lực lượng quản lý thị trường cần quản lý chặt hơn, tránh để tư thương thao túng giá. Muốn vậy, những vụ vi phạm phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm trị, tránh để đầu cơ, tích trữ, thao túng gây rối loạn thị trường để nâng giá một cách vô lý. Đặc biệt cần quan tâm đến việc chống hàng giả, hàng nhái, gian lận xuất xứ. Thực thi pháp luật phải nghiêm, xử lý kịp thời, công minh, minh bạch để góp phần ngăn chặn và có ý nghĩa răn đe.

Thực tế chúng ta có các Quỹ bình ổn giá, nhiều Quỹ cũng có số dư khá lớn. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một bộ phận người dân gặp khó khăn. Theo ông chúng ta có thể sử dụng các Quỹ bình ổn giá để giúp hài hòa giá cả và đó cũng là sự trợ giúp cho người dân?

-Quỹ bình ổn giá có nguồn thu và nhiệm vụ chi khá rõ. Trong điều kiện tác động của dịch, kinh tế trong năm 2020 tăng trưởng chậm lại, tăng trưởng chỉ 2,91%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Tăng trưởng chậm lại cũng khiến đời sống của người dân bị giảm, trong đó có một bộ phận doanh nghiệp mất việc làm, người lao động không có thu nhập hết sức khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, để ổn định đời sống của người dân tôi cho rằng cần ổn định thị trường.

Trong điều kiện như vậy, ngoài chính sách đối với người có công với cách mạng, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, Nhà nước đã tính đến hỗ trợ đối với những người thu nhập thấp. Vừa qua đã có gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng. Trong thời gian qua việc triển khai gói này còn vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục nên chúng ta mới triển khai được một phần. Từ nay đến Tết, các cấp chính quyền địa phương từ Trung ương đến cơ sở cần vào cuộc, xem xét để giải ngân gói này.

Hiện một số siêu thị đã tăng dự trữ hàng hóa để bình ổn giá cả dịp Tết nguyên đán Tân Sửu. Nhưng chỉ mình sự tham gia của doanh nghiệp là chưa đủ. Ông có nghĩ chúng ta cần “xã hội hóa” để chăm lo Tết cho người dân, nhất là người nghèo và người yếu thế?

-Chúng ta phải bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu liên quan đến đời sống của người dân. Điều hòa lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền, khơi thông thị trường tránh cắt khúc, tránh chia cắt. Quản lý chặt thị trường để tránh thao túng giá đầu cơ, gian lận thương mại. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Quỹ bình ổn giá để ổn định thị trường nói chung và mặt hàng thực phẩm nói riêng. Năm vừa rồi dịch Covid-19 đã tác động xấu tới một bộ phận người mất việc, người thu nhập thấp. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, hơn lúc nào hết cần vận động các tầng lớp nhân dân, “lá lành đùm lá rách”, tương thân, tương trợ lẫn nhau.

Trân trọng cảm ơn ông!

H.VŨ (THỰC HIỆN)

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/khong-de-gia-ca-leo-thang-549426.html

 

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ