A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Minh bạch thông tin thương mại điện tử

10:24 | 27/11/2021

Theo thống kê từ Bộ Công thương, trung bình mỗi năm có từ 1.500 - 2.000 khiếu nại của người tiêu dùng; trong đó, phần lớn liên quan đến hình thức mua bán trực tuyến.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì việc bán hàng trên không gian mạng phải minh bạch…

Ảnh minh họa.

80.000 phiên livestream bán hàng mỗi ngày

Bà Hồ Thị Tố Uyên, Phó trưởng phòng quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết tốc độ phát triển TMĐT của Việt Nam đang đứng đầu thị trường Đông Nam Á. Năm 2020, dù chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19 nhưng thị trường TMĐT Việt Nam vẫn có tăng trưởng ấn tượng, với tốc độ 18%, quy mô 11,8 tỉ USD.

Cùng với TMĐT phát triển, các cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh cũng vì vậy mà tăng cường ứng dụng bán hàng trên mạng xã hội. Một thống kê của Công ty Gostream cho thấy, trung bình mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 70.000 - 80.000 phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời trên các sàn TMĐT cũng có khoảng 2.000-3.000 phiên livestream bán hàng mỗi ngày.

Người bán hàng trên các sàn TMĐT, các website và các mạng xã hội như Zalo, Facebook… đều đang khai thác tối đa hình thức này. Người dùng Facebook chỉ cần đăng nhập, lập tức trên tường trang cá nhân đã hiện ngay ra các chương trình livestream bán hàng với hàng nghìn người theo dõi, bình luận. Hàng hóa giới thiệu vô cùng phong phú, từ các mặt hàng vài chục nghìn đồng/sản phẩm đến xe máy, ô tô giá bạc tỷ. Điểm đáng chú ý tại các chương trình livestream, người bán thường đưa ra các ưu đãi lớn như: chỉ bán giá ưu đãi cho 20 khách hàng đầu tiên; giảm giá tới 70% khách hàng chốt đơn ngay tại buổi livestream…

Là người thường xuyên mua sắm trực tuyến, chị Thu Hải (Đống Đa - Hà Nội) đặt mua trên mạng sản phẩm là cặp dầu gội đầu của thương hiệu nổi tiếng. Người bán quảng cáo đây là hàng chính hãng, do nhập số lượng lớn nên bán với giá ưu đãi.

“Giá hàng hóa trên livestream luôn thấp hơn so với hàng bán qua hình thức khác, lại được nhìn thấy người bán và sản phẩm thực tế nên tôi đặt mua. Tuy nhiên, khi nhận hàng tôi thấy chữ trên chai không rõ, dầu gội loãng, mùi không đúng như loại đã dùng” - chị Thu Hải cho hay.

TMĐT mở ra kho tàng bán hàng nhưng đây cũng chính là cơ hội cho hàng hóa kém chất lượng hoặc hàng giả có thể khai thác. Cách đây không lâu, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện kho hàng giả lớn tại Lào Cai, chuyên livestream bán hàng lậu. Trong 2 năm, 5 đối tượng trong nhóm kinh doanh của kho hàng này đã thu về hơn 649 tỷ đồng – một con số lớn khủng khiếp.

Kiện tụng cũng nhiều

Theo Phó Trưởng phòng Phòng 6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) Nguyễn Huy Lục, hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên không gian mạng được thực hiện dưới nhiều phương thức, thủ đoạn, xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Các hành vi vi phạm pháp luật có tính ẩn danh rất cao, dễ giả mạo, thay đổi che giấu nhân thân lý lịch người thực hiện; dễ tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ để che giấu hành vi phạm tội, đối phó với cơ quan chức năng, không phân biệt ranh giới, khu vực. Đối tượng có thể ở tại vị trí này để hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại ở một vị trí khác.

Ông Cao Xuân Quảng, Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) khẳng định thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng liên tục nhận được đơn khiếu nại từ người tiêu dùng. Chẳng hạn như việc thiếu bảo mật thông tin người tiêu dùng hay cung cấp thông tin không chính xác, giao hàng không đúng, không giải quyết thỏa đáng khi xảy ra tranh chấp... Sau khi nhận được những khiếu nại, Cục chuyển thông tin, kết nối để các bên cùng giải quyết; đồng thời, phối hợp với DN, người bán thúc đẩy giải quyết vấn đề cũng như rà soát, xem xét các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Giới chuyên gia cho rằng, TMĐT là hướng phát triển tất yếu nhưng tại Việt Nam, muốn TMĐT phát triển hơn nữa thì các chính sách với người tiêu dùng phải được công khai, minh bạch. Đặc biệt chú ý đến tính minh bạch, đầy đủ và chính xác của thông tin khi cung cấp cho khách hàng. Chủ website cũng phải công bố những thông tin liên quan đến quy định về bán hàng có điều kiện, công khai giấy phép, giấy chứng nhận khi kinh doanh trên môi trường trực tuyến.

Để xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên không gian mạng, Phó Trưởng phòng Phòng 6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) Nguyễn Huy Lục cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị được giao nhiệm vụ phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên không gian mạng. Việc phối hợp cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, phân công rõ vai trò trách nhiệm của từng lực lượng tham gia công tác điều tra xử lý.

H.HƯƠNG

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/minh-bach-thong-tin-thuong-mai-dien-tu-5673644.html

 

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ