A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Kéo giảm giá xăng dầu

10:22 | 10/08/2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2022 sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì, từ 20% xuống 10%. Có hiệu lực từ ngày 8/8/2022.

Như vậy, trong các sắc thuế áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu và cơ cấu trong giá cơ sở xăng dầu gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng; thì 2 sắc thuế đã được giảm.

Tính tới ngày 21/7, sau 2 lần giảm, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã giảm “kịch khung” 3.000 đồng/lít, xuống còn 1.000 đồng/lít. Nay, thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) giảm 50% (từ 20% xuống 10%) càng cho thấy trong kỳ điều hành mới (dự kiến ngày 11/8), giá xăng dầu trong nước có thể giảm. Nếu thế, giá xăng dầu trong nước sẽ giảm 5 kỳ liên tiếp trong tổng số 20 lần điều chỉnh giá kể từ đầu năm.

Theo Bộ Tài chính, so với nhiều nước, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước chủ yếu trong khoảng 40-55% đối với xăng và 35-50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn). Trong khi đó ở nước ta, sau khi thuế bảo vệ môi trường được giảm về mức sàn, thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu vào khoảng 19,39% đối với xăng E5RON92; 21,95% đối với xăng RON95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.

Vẫn theo Bộ Tài chính, hiện nay mặt hàng xăng được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia có ký kết Hiệp định FTA với Việt Nam nên thuộc diện được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu FTA thấp hơn so với mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN. Số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta. Như vậy có thể thấy, với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp, cơ bản sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách.

Tuy nhiên, việc giảm 2 trong 4 sắc thuế đối với xăng dầu đã cho thấy quyết tâm rất lớn của Chính phủ nhằm kéo giảm giá xăng dầu trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cũng cần nói thêm rằng, Bộ Tài chính đã có kế hoạch rà soát để có thể tiếp tục giảm thuế xăng dầu để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp; kéo giảm giá các mặt hàng, góp phần kiềm chế lạm phát cũng như thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, nhu cầu trong nước hiện nay là 21 triệu tấn xăng dầu 1 năm, trong khi sản xuất trong nước là 11 triệu tấn, còn lại nhập khẩu khoảng 10 triệu tấn. Ông Phớc cũng cho biết, giảm giá xăng dầu sẽ giảm được giá thành sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy sức cạnh tranh và giải quyết được lao động, từ đó sẽ có tích lũy cho nền kinh tế.

Vì vậy, việc tiếp tục giảm các sắc thuế đối với xăng dầu chắc chắn sẽ tác động tích cực tới sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống người dân. Tuy vậy, thời gian qua, tuy giá xăng dầu đã hạ nhiệt (giảm trung bình 6.000 đồng/lít so với cuối tháng 6), nhưng giá nhiều mặt hàng vẫn neo cao. Một số ý kiến cho rằng cần có “độ trễ” khi giảm giá, nhưng thực tế cho thấy “độ trễ” đã kéo quá dài, rất cần sớm có giải pháp không để neo giá, thiết lập mặt bằng giá mới bào mòn thêm thu nhập của người lao động. Ở đây, cần đến sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá.

Trở lại với việc Chính phủ sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì, từ 20% xuống 10%, đó cũng chính là chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân. Điều đó sẽ tăng cường nội lực của nền kinh tế khi những tháng còn lại của năm 2022 còn nhiều thách thức, đặc biệt là tình hình lạm phát tại Mỹ và châu Âu đang ở mức cao (lần lượt là 9,1% và 8,6% vào thời điểm kết thúc tháng 7. Mức lạm phát cao tại những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam chắc chắn sẽ tác động tới kinh tế trong nước khi Việt Nam đã vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế: Năm 2021, xuất khẩu của cả nước đạt khoảng 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020, cao nhất kể từ năm 2018.

MINH THỦY

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/keo-giam-gia-xang-dau-5693547.html

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ