A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển

10:41 | 22/08/2022

Thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tham mưu triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, UBND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, tạo động lực phục hồi, phát triển nhanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những năm tiếp theo.

Từ mục tiêu đó cho thấy, tỉnh luôn đánh giá rất cao vị trí, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Vì vậy, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà UBND tỉnh đã đề ra, nhất là các nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 trong khuôn khổ Chương trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Vì vậy, qua thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 670 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 44,67% kế hoạch, tăng 18,17%, với tổng vốn điều lệ đăng ký 9.579 tỷ đồng. Lũy kế, hiện toàn tỉnh ước có 10.576 doanh nghiệp đang hoạt động và 934 doanh nghiệp có trụ sở chính ở tỉnh ngoài đăng ký hoạt động theo hình thức chi nhánh tại tỉnh, nâng tổng số doanh nghiệp còn hoạt động trên địa bàn tỉnh là 11.510 doanh nghiệp. 

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, với việc số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 18,17% và số doanh nghiệp tạm ngừng quay trở lại hoạt động tăng 30,74% so với cùng kỳ cho thấy, những tín hiệu tích cực của việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh trong thời gian vừa qua.

Đến nay, tình hình dịch COVID-19 cơ bản đang trong tầm kiểm soát trên phạm vi toàn tỉnh, cộng với hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, nên việc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả tích cực trên tất cả các mặt.

Sản xuất thép tại Công ty Cổ phần Thép ASEAN, khu công nghiệp Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: Nguyễn Gia

Rõ ràng, hiệu quả, sự thành công hay thất bại trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần chỉ là vì bản thân doanh nghiệp mà còn có sự tác động rất lớn đối với tình hình chung của tỉnh. Thực tế, việc huy động toàn bộ lực lượng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp để khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 luôn là một vấn đề hết sức cần thiết.

Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục bám sát, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 11 của Chính phủ. Đặc biệt, tỉnh triển khai kịp thời, hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp, người dân và chương trình cho vay ưu đãi đối với các đối tượng ưu tiên theo quy định. Công tác cải cách hành chính sẽ được đẩy mạnh hơn nữa nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ, tạo điều kiện của tỉnh, các cấp chính quyền cũng chỉ là chất xúc tác, tạo đòn bẩy. Điều quan trọng hơn cả là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp cần phải thể hiện thực lực, khả năng phát triển của mình như thế nào.

Một trong những nguyên tắc được tỉnh nhấn mạnh đó là, doanh nghiệp phải nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh, xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh và có trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp phải biết cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ và liên kết hợp tác, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tìm được các phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu của địa phương để khẳng định chỗ đứng, phát triển bền vững, có sự đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tường Mạnh

Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/kinh-te/202208/tao-dong-luc-cho-doanh-nghiep-phuc-hoi-phat-trien-67903c8/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ