A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Án tù chung thân cho hành vi sản xuất và buôn bán phụ gia thực phẩm giả

15:09 | 27/03/2019

300 gói bột ngọt giả, 1.500 kg bột ngọt xá không rõ nguồn gốc cùng nhiều dụng cụ sản xuất đã bị phát hiện tại nơi ở của bị cáo Nguyễn Minh T (sinh năm 1984)...

... cùng đồng phạm. Bị cáo T đã bị tuyên án 5 năm 6 tháng tù giam, phạt hành chính 30 triệu đồng và tịch thu nhiều tài sản khác.

Hàng ngàn gói bột ngọt bị làm giả

Tại phòng trọ của vợ chồng bị cáo Nguyễn Minh T và Trần Thanh T trên đường An Dương Vương (Q.8, TP HCM), cơ quan điều tra đã phát hiện 300 gói bột ngọt giả và cùng nhiều dụng cụ dùng để sản xuất bột ngọt giả như máy ép nhựa, cân, vá xúc, thau nhựa... Tiếp tục lục soát tại nơi ở của bị cáo Nguyễn Thị Trúc L (được Nguyễn Minh T thuê để cùng thực hiện việc sản xuất buôn bán bột ngọt giả), cơ quan chức năng đã thu giữ thêm 60 bao bột ngọt xá loại 25 kg/bao, là nguyên liệu để sản xuất bột ngọt giả.

Bị cáo T khai nhận, số bột ngọt này được mua với giá 700.000 đồng/bao từ một đối tượng tên V không rõ lai lịch, sau đó gửi tại nhà của bị cáo L. Sau đó, số bột ngọt xá này được L vận chuyển đến phòng trọ của vợ chồng T. Tại đây, cả ba tiến hành sang chiết, đóng gói số bột ngọt này thành thành phẩm với bao bì của những thương hiệu nổi tiếng rồi giao bán cho các tiệm tạp hóa.

Với cơ sở vật chứng này, Tòa án Nhân dân TP HCM quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh T mức án 5 năm 6 tháng tù giam và phạt hành chính 30 triệu đồng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm" theo Điều 193 BLHS 2015 có hiệu lực từ 1-1-2018. Đồng thời, bị cáo Trần Thanh T và Nguyễn Thị Trúc L cũng nhận mức án phạt lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm tù giam. Đồng thời, áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Tòa cũng tịch thu và sung công quỹ nhà nước một xe gắn máy, đồng thời yêu cầu các bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền thu lợi bất chính 3.400.000 đồng.

Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực

Trước tình hình thực phẩm giả và không rõ nguồn gốc ngày càng phổ biến và tinh vi gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người và trật tự xã hội, nhiều biện pháp mạnh đã được chính phủ, và các lực lượng chức năng đưa ra. Điều 193, Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) quy định rõ ràng về "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm": các trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tù từ 2 đến 5 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng… thì mức án tù cũng tăng tương ứng từ 5-10 năm, 10-15 năm, 15-20 năm và cao nhất là mức án chung thân. Cá nhân phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hay tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ quan chức năng lập biên bản kiếm tra và tịch thu hàng giả là phụ gia thực phẩm tại Tiền Giang (Ảnh: Hoàn Vũ)

Bên cạnh đó, Điều 76 BLHS 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 còn quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, với mức xử phạt thấp nhất là 1 tỉ đồng và cao nhất lên đến 18 tỉ đồng.

Có thể thấy, việc bắt giữ số lượng lớn thực phẩm, phụ gia thực phẩm giả là minh chứng cho hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi và phổ biến. Việc phân biệt hàng thật và giả đang khiến người tiêu dùng hoang mang và gây tổn hại đến sức khỏe. Những sửa đổi, bổ sung của BLHS 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 với tính răn đe cao là một tín hiệu đáng mừng, không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn bảo vệ những doanh nghiệp kinh doanh chân chính trên thị trường.

"Bên cạnh mặt hàng lương thực, thực phẩm đã được quy định trong BLHS hiện hành; hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tù ít nhất từ 2-5 năm, không kể số lượng và giá trị hàng hóa. Những mức vi phạm về hành vi này bị chế tài hình sự nặng hơn thậm chí có thể chịu tới mức án tù cao nhất là chung thân đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018. Với mức xử phạt "mạnh tay" và mang tính răn đe cao, tin rằng những phụ gia thực phẩm giả như bột ngọt giả sẽ không còn cơ hội đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Luật sư Trần Minh Hùng - Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM).

H.Thanh

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ