A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Công an vào cuộc điều tra đường dây "chạy" chứng chỉ nghề y

13:45 | 17/06/2020

Từ thông tin phản ánh của báo chí và đơn tố cáo của quần chúng, cơ quan công an đang vào cuộc điều tra đường dây "chạy" chứng chỉ nghề y với giá 300 triệu đồng mỗi chứng chỉ.

Nguồn tin của Báo Người Lao Động, sáng 17-6, cho biết Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) đang vào cuộc vụ việc "chạy" chứng chỉ hành nghề y với giá từ 220 đến 300 triệu đồng/chứng chỉ.

Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên - nơi xác nhận thực hành ngành y trái quy định

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, có 4 bác sĩ đăng ký tham gia thực hành tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên nhưng chỉ 1 trường hợp tới thực hành 1 tháng (chưa đủ thời gian), 3 trường hợp còn lại không tham gia thực hành nhưng vẫn được xác nhận. Sau khi có giấy xác nhận thời gian thực hành tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, các trường hợp này nộp đơn và được Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cấp chứng chỉ hành nghề y. Ngoại trừ ông T không tới làm việc, 3 trường hợp còn lại giải trình đã thông qua 1 người tên Như Ý (ở TP HCM) rồi kết nối với 1 người có tên là Lê Thị Ánh Hồng (tự xưng bác sĩ Da Liễu ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) để làm giấy chứng chỉ hành nghề y với giá từ 220 triệu đồng đến 300 triệu đồng/trường hợp.

Theo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, tháng 7-2018, Phòng khám Dr Trung (TP Buôn Ma Thuột) đến bệnh viện đặt vấn đề xin học nâng cao trình độ chuyên môn thời gian 12 tháng cho 7 bác sĩ. Sau khi làm thủ tục, bác sĩ Bùi Bình Trung (Hiện là Giám đốc Trung tâm pháp y - Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk) ký hợp đồng, đóng tiền học phí cho 7 bác sĩ theo quy định (có hóa đơn đỏ). Tuy nhiên, sau đó, không rõ lý do chỉ có 4 bác sĩ nói trên nộp hồ sơ với các văn bằng liên quan và thực tế bệnh viện đã ký quyết định cho 4 bác sĩ học nâng cao trình độ 12 tháng.

Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên

Bệnh viện nhận khuyết điểm về việc ký xác nhận thời gian thực hành không đúng quy định nhưng cho rằng việc cấp chứng chỉ hành nghề không còn trách nhiệm của bệnh viện mà là trách nhiệm của các phòng chức năng thuộc Sở Y tế. Bệnh viện không có Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trung nói: "Việc này vợ mình làm (bà Hồng –PV), vợ mình phụ trách hết. Phòng khám của mình cũng đóng cửa lâu lắm rồi. Mình cũng ly dị vợ mình 2 năm nay rồi. Trước ly thân thì cô ấy đi đâu, nay Hà Nội mai Sài Gòn mình không nắm được". Ông Trung cũng phủ nhận là người đóng tiền và ký hợp đồng với bệnh viện cho các bác sĩ của phòng khám đi học nâng cao trình độ.

Cao Nguyên

Bài viết gốc: https://nld.com.vn/mien-trung-tay-nguyen/bo-tram-trieu-chay-chung-chi-nghe-y-20200616222736835.htm

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ