Nuôi Chim Trĩ - Thay đổi ước mơ của cô sinh viên nghèo
07:46 | 30/11/2015
Tấm bằng đại học không phải là tất cả để thực hiện ước mơ của các bạn trẻ, đang cùng các bạn đồng trang lứa cắp sách tới giảng đường đại học thì cô đã chọn một lối rẽ cho riêng mình.
Đó là câu chuyện của cô gái Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1988 ở Thị trấn Quảng Phú – huyện CưMgar – tỉnh Đắk Lắk. Sinh ra trong một gia đình nghèo thuần nông, bố mất sớm, mẹ mất sức lao động, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2009, Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 ngành Trung Quốc học tại Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn – ĐHQG Tp HCM quyết định bảo lưu kết quả học tập về quê lập nghiệp.
Tự tin với niềm đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ, Huyền quyết định làm giàu trên chính quê hương mình từ nghề chăn nuôi. Khởi nghiệp với 5 triệu đồng từ khoản vay vốn hộ nghèo để làm chuồng nuôi 01 con heo, sau 3 tháng nuôi bán được 3,8 triệu đồng. Thấy nuôi heo có hiệu quả, Huyền quyết định tăng dần đàn heo đến 25 con. Nghĩ rằng như vậy đã tạm ổn và tin tưởng giao cho mẹ ở nhà trông nom giúp.
Năm 2010, Huyền trở lại giảng đường Đại học. Hàng ngày, vẫn miệt mài sách vở nhưng trong lòng còn nhiều khắc khoải về niềm đam mê của mình. Tình cờ trong một lần nhà trường tổ chức chuyến tham quan dành cho các sinh viên tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng long tại Hà Nội, trong chuyến đi ấy Huyền thấy một hộ dân nuôi chim Trĩ để phục vụ thú chơi chim cảnh. Với ý chí ham học hỏi cô nàng bắt đầu tìm hiểu về chim Trĩ thông qua sách báo, internet và kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều nơi. Một lần nữa, niềm đam mê trong con người nhỏ bé này thêm phần lớn mạnh tràn đầy hy vọng đã lấn át tấm bằng Cử nhân đang chờ đợi phía trước. Bỏ qua những lời can ngăn, phản đối quyết liệt từ phía gia đình và bạn bè, Huyền quyết định nghỉ học trở về quê hương thực hiện ước mơ xây dựng kinh tế trang trại VAC (vườn – ao – chuồng).
Nghỉ học, nhà nghèo không có đất sản xuất nhưng với số vốn ít ỏi từ việc nuôi heo Huyền bắt đầu tìm kiếm và thuê 01 hecta đất rẫy với giá 12 triệu/năm để lập nghiệp. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên cô chỉ nuôi thử nghiệm 200 con chim trĩ đỏ khoang cổ. Sau 9 tháng nuôi, đàn chim sinh trưởng, phát triển tốt. Huyền lựa chọn 100 con chim mái để đẻ trứng, số còn lại đem bán để thu hồi vốn. Nhận thấy tín hiệu khả quan từ con chim trĩ Huyền đã nhân đàn để phát triển kinh tế. Ngoài ra, mở rộng quy mô đàn heo lên 130 con với thị trường đã ổn định nhưng may mắn không mỉm cười với Huyền, dường như những con heo này đã không làm cho ước mơ của cô gái trẻ này cất cánh.
Huyền cho biết: “Năm 2012, do giá bán heo quá thấp cộng thêm chi phí đầu tư cao từ việc đầu tư chuồng trại, con giống, thức ăn nên đợt nuôi heo đó em bị thua lỗ gần 200 triệu đồng. Bất ngờ với thất bại lần đầu nhưng em vẫn không chán nãn vì vẫn còn một niềm hy vọng đó là chim trĩ”.
Trắng tay với đàn heo, Huyền quyết không gục ngã sau thất bại. Tự tin vào bản lĩnh, niềm đam mê, chịu khó, Huyền bắt đầu tập trung vào việc gây dựng kinh tế từ loài chim trĩ. Mục tiêu của trang trại là cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và hạn chế rủi ro trong chăn nuôi cần phải nuôi theo hướng an toàn sinh học. Mỗi năm, trang trại nuôi khoảng 12.000 con chim trĩ đỏ khoang cổ, 2.000 con chim trĩ xanh, trong đó có 500 con chim nuôi sinh sản để cung ứng con giống ra thị trường.
(Cơ sở nuôi chim trĩ của Huyền ở Thị trấn Quảng Phú bước đầu đã giúp Huyền thực hiện ước mơ)
Huyền chia sẻ: “Chim Trĩ dễ nuôi, có sức đề kháng tốt. Đặc điểm loài chim này là bay xa nên phải làm chuồng và rào lưới kín. Sử dụng thức ăn cho gà theo từng giai đoạn nuôi và trộn thêm các loại như bắp, lúa, cám gạo để giảm chi phí đầu tư”.
Là người đi tiên phong nuôi loài chim trĩ tại địa phương nên bước đầu Huyền gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do thị trường chưa biết đến loài chim này. Huyền kiên trì mang chim trĩ đến các nhà hàng trong và ngoài tỉnh (Hà Nội, Sài Gòn) giới thiệu về chất lượng sản phẩm. Cuối cùng, công không phụ lòng người các thị trường khó tính đã chấp nhận mua chim trĩ với giá trung bình 180.000đ/kg. Vì vậy, mỗi năm trang trại thu được khoảng 500-700 triệu đồng.
Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi chim trĩ của Huyền, nhiều bà con trong vùng đã tìm đến học hỏi bí quyết làm giàu. Huyền tìm hiểu các điều kiện về đất đai, vốn, sự tâm huyết của bà con cùng chí hướng sau đó giúp đỡ nhiều gia đình cùng phát triển chăn nuôi và “ nhóm hộ chăn nuôi chim trĩ” (nhóm) được thành lập với 20 hộ gia đình từ đó. Trong quá trình tham gia nhóm, các thành viên được Huyền hướng dẫn về kỹ thuật nuôi, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm thị trường. Hiện nay, nhóm xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất giữa nhà chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm, mỗi tháng xuất bán ra thị trường khoảng hơn 1.000 con chim thương phẩm, kinh tế gia đình của các hội viên đã ổn định với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Huyền vẫn chú trọng công tác bảo tồn, quản lý, phát triển đàn chim trĩ để con giống không bị lai cận huyết, có khả năng sản xuất tốt. Ngoài ra, nuôi thêm một số giống gà theo hướng đặc sản, duy trì phát triển kinh tế trang trại sinh thái VAC để cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Còn nhiều khó khăn đang ở phía trước nên Huyền cần sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và các ban ngành nhằm hiện thực hóa ước mơ thành lập được hợp tác xã chăn nuôi để đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp ở địa phương theo hướng an toàn bền vững phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Cao Phúc-TTKN Đắk Lắk
Nguồn: Trung tâm khuyến nông Đắk Lắk
CÁC TIN KHÁC
- Hơn 200 đoàn viên thanh niên tham gia Ngày Đoàn viên 2018 (18/03/2018)
- Trí thức trẻ và giấc mơ đổi đời cùng nông nghiệp (17/02/2018)
- Niềm tin từ những câu chuyện khởi nghiệp (15/02/2018)
- Hướng về biên giới: Nghĩa tình và trách nhiệm (27/03/2016)
- Gương sáng tuổi trẻ (25/01/2016)
- Theo chân chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh (26/07/2015)
- Huyện đoàn Cư M’gar bàn giao công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” (13/07/2015)
- Câu lạc bộ Điều phối viên: Sân chơi bổ ích của Thanh niên năng động (28/06/2015)
- Ngày hoạt động thứ 3 hành trình huấn luyện “Lãnh đạo trẻ tương lai” (27/06/2015)
- Mang sức trẻ về vùng biên giới (30/04/2015)
- Thanh niên tình nguyện sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông: Mô hình mang ý nghĩa nhân văn (22/04/2015)
- Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 10 tiếp tục xu hướng tích cực
- Lời khai của người lái máy kéo cán chết 2 người đang trú mưa
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 18/11 đến ngày 24/11/2024
- Nhà trường bị "tố" dạy thêm trong giờ… chính khóa!
- Công an huyện Ea Súp bắt đối tượng làm giả giấy phép lái xe
- Quyết liệt thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm
- Giá xăng dầu tăng trở lại
- Nguy hiểm rình rập từ một cây cầu
- Hy hữu: Trú mưa dưới xe máy kéo, 2 người bị cán tử vong
- Đắk Lắk đăng cai 8 giải thể thao quy mô quốc gia năm 2025
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN