A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Những thanh niên năng động trong phát triển kinh tế

14:21 | 01/11/2018

Từ thế mạnh của địa phương và được sự quan tâm của tổ chức Đoàn, nhiều đoàn viên, thanh niên ở huyện Cư M'gar đã lựa chọn và phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện, khả năng của mình,...

... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương…

Anh Nguyễn Chí Lộc là một trong những đoàn viên năng động trong phong trào phát triển kinh tế của Chi đoàn tổ dân phố 7 (thị trấn Quảng Phú). Trước đây, trên diện tích 1 ha đất của gia đình, anh chủ yếu chỉ trồng cây cà phê, dù năng suất đạt khá cao nhưng sau khi trừ hết các chi phí đầu tư, chăm sóc, thu nhập mang lại cũng không đáng kể. Năm 2010, anh Lộc đã mạnh dạn đưa thêm cây bơ booth vào trồng xen, tạo sự đa dạng cây trồng, tránh rủi ro về giá cả, đồng thời tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích… 

Anh Nguyễn Chí Lộc (bên phải) trong vườn bơ của gia đình

Nhờ lựa chọn được giống bơ phù hợp, chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật nên vườn bơ của gia đình anh phát triển xanh tốt, hạn chế được sâu bệnh và cho năng suất cao. Sau 8 năm trồng, đến nay đã có 30/50 cây đang trong giai đoạn thu hoạch, bình quân mỗi năm gia đình anh thu được 1,5 - 2 tấn bơ; với giá thị trường dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, đặc biệt có những thời điểm lên đến 60.000 - 70.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh Lộc có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Đối với cây cà phê, hiện tại gia đình anh vẫn thu được 4 tấn cà phê/năm, thu nhập mỗi năm đạt trên dưới 150 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí đầu tư…

Còn anh Nguyễn Minh Sơn ở tổ dân phố 8 (thị trấn Quảng Phú) lại tìm cho mình một hướng đi riêng với mô hình nuôi dê nhốt chuồng. Trước đây, cũng như nhiều hộ dân khác trên địa bàn, anh Sơn nuôi dê theo hình thức chăn thả thông thường. Sau đó, thấy việc chăn thả vất vả, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi sang hình thức nuôi dê nhốt chuồng.

Ban đầu, anh chỉ nuôi 1 con dê mẹ và 3 dê con. Nhờ biết cách chăm sóc nên đàn dê của gia đình không ngừng sinh trưởng và phát triển, tính đến nay đàn dê của gia đình đã lên đến 50 con lớn nhỏ, trong đó có 30 con dê mẹ được nuôi trong chuồng có diện tích gần 40 m2. Ngoài chuồng nuôi cố định, anh còn quây thêm một khoảng sân rộng để dê có chỗ vận động, cũng như thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý đàn dê, cho ăn và phòng, trị bệnh.

Việc nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng đã khắc phục được một số hạn chế so với nuôi dê truyền thống như: không mất công chăn thả, quản lý tốt khâu phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc, quản lý đàn dê tốt hơn… Bên cạnh đó, người nuôi cũng thu được một lượng phân dê đáng kể để bán, hoặc ủ thành phân vi sinh bón cho cây trồng.

Anh Nguyễn Minh Sơn chăm sóc đàn dê của gia đình

Theo anh Sơn chia sẻ, dê là con vật dễ nuôi, ít bị ốm, có sức đề kháng cao, chuồng nuôi đơn giản, thức ăn dễ tìm, chủ yếu là cây cỏ, các loại lá cây và các sản phẩm nông nghiệp có sẵn ở địa phương như: ngô, lạc… nên người chăn nuôi không phải tốn nhiều chi phí đầu tư; dê lại là loài động vật sinh sản và phát triển nhanh, bình quân mỗi năm dê mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Dê nuôi khoảng 6 tháng có thể đạt trọng lượng từ 25 - 30 kg, giá thịt dê hiện nay trên thị trường dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg hơi, người nuôi dê có mức thu nhập khá. Anh Sơn cho biết: “Mỗi năm, gia đình xuất bán ra thị trường từ 20 - 30 con dê thịt, bình quân mỗi con đạt khoảng 25 kg, với giá cả như hiện nay cũng thu được 50 - 60 triệu đồng. Không chỉ bán dê thịt, gia đình còn có khoản thu nhập khá từ bán dê giống, con dê nào to, đẹp thì có giá từ 3,5 - 4 triệu đồng/con”.

Trung Dũng

    nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ